1307 – DỰ ÁN NO BOUNDARIES

Dear friends,

What did you do last sem-break? Have you had a great time?

Some of my friends stay at home and relax, others travels around Vietnam and even aboard. My sem-break, on the other hand, was “slightly” different. I went to a voluntary trip in a small village in Dong Thap Province, Vietnam.

Coming back from that trip, my heart is filled with love, memories and lessons. Inside me feels a great urge to write down these precious moments to keep the spirit of volunteerism with me forever.I also want to share this experience with you and hopefully, you will see volunteering as worth-trying, mind-widening and simply, fun.

It’s all started with a friend of mine who talked me into applying for this trip in a non-government organization – ECO Vietnam Group. I got in. Then, we and 8 others Vietnamese volunteers together with 44 Singaporeans, half are hearing-impaired and the others are students of Nanyang Technological University, participated in a nine-day community project. We built road and restroom, refurnished classroom, taught English to children, organized an exchange session with hearing impaired Vietnamese and challenged ourselves in an exciting race. To be honest with you, it was back-breaking work, but, trust me, it was an amazing experience after all.

No Boundaries –was the name of the project that our Vietnamese volunteers came up with. I found the name perfectly fit to my case.  I joined this trip feeling both anxious and exciting, not to mention curious, too. I’d been desperate to travel for so long but I was too insecure to step out of my comfort zone, leave all the conveniences of the urban world behind and come to a needy place. Actually, I had never even dared to bear the thought that someday I was going to throw myself in a long trip with people from another country, especially when I couldn’t communicate with some of them normally prior to the trip. But, things turned out just fine; since there were no boundaries between us when we all tried our best to reach out.

Let me tell you how we reach to each other regardless of our differences.

—————————————————————————————————————————-

1001466_10151669717070977_633925591_n

The “daily” routine – those days of living with my friends across countries.

We met and soon lived, treated each other like a family, and of course, we did it in rural style. Every morning, we woke up at 6, made bed, washed up and had breakfast together. When the clock stroke seven- thirty, we were divided into 5 teams, got on a boat and travelled to our working “sites”, leaving a “housewives” team at “home”. After 4 hours of working, we rushed back to the hall since none of us could resist the urge to “reunite”. We chatted about what was going on in the morning while enjoying lunch together. OH, WAIT! I need stop right here and dedicate a whole paragraph about the meals.

About .the .meals,

I can say without hesitation that I remember exactly what we ate throughout the trip and it’s definitely not because we ate almost the same thing over and over again! *sarcastic mode* In terms of appétit, our Singaporean friends were unbelievably difficult to please: some were forbidden to eat this (religious reasons, duhh!), while others were allergic to that! So to avoid the burden of preparing different food for the right people we ended up eating the thing that the majority can eat: pork and eggs, for almost every meal, for 9 days. Yes, you heard me, long live pork and eggs!!!

 1001455_10151669707305977_1308508412_n

Sorry for the side track, I just want to point out that: when you live with 53 other individuals every small detail can be a big deal. Back to the “daily” routine, in the afternoon, we continued the work from the morning; however, hot weather with the burning sun made everyone much more exhausted. After a long working day, we came home and smelled like, well, smelled like “flower”.  So friends, at this point, you’re probably imagining us fighting for the human right to bath first, right? But no, we did everything in order; our Singaporean friends took turn to bath accordingly to a neat system based on who came home first and which work produced most disgusting body odor (true story!). We Vietnamese volunteers decided to show our hospitality by bathing last, a great sacrifice I might say.  Bathing is not the only thing we did in the evening, obviously. Every night, after the reflection of the day (for 2 to 4 hours long), we usually did the washing together. Five to six people gathered into a circle with a bunch of washing basins, talked nineteen to the dozen in the dark of night and reluctantly immolated our blood to hundreds of mosquitoes out there. After that, as if we hadn’t seen each other enough, we continued gossiping and never went to bed before 1 AM.

—————————————————————————————————————————–

The art of building a toilet and its charm.

Among the 5 different jobs we did at Dong Thap, the most exciting activity to me was toilet building. It was, of course, the first time in life we built a toilet. We considered ourselves as outstanding architects and artists, not simply workers. We did a serious deal of careful measurement, like how much sand and water were enough to make cement; we placed every single brick carefully on the wall, plastered cement on them slowly and delicately as though we were painting a masterpiece. Looking at the wall growing taller and taller, we felt like we were building a castle.

Unlike toilet building, toilet cleaning was much more mundane. After two days in charge of toilet cleaning in our “home”, I got a new nickname – toilet princess– since I was the most professional toilet cleaner and I really pride myself on that! During my shift, I almost stuck to my “flawlessly cleaned” toilets (there was 6 of them) and was willing to “risk” myself to protect my babies. Now, looking back at this moment, I see no difference between me and a loyal guard of a sacred temple.

Dear friends,

Seriously, only living and working in this situation that you could appreciate the true beauty of a brand new, clean and clear toilet!

——————————————————————————————————————————

 1000548_10151669704985977_61755401_n

——————————————————————————————————————————-

The works, on one hand were tiring and challenging; not only toilet building but road building, refurnishing classroom, teaching and even house-working as well. However, on the other hand, they were filled with joy, voluntary spirit and pleasant encounters. Indeed, the people I met during those days are gifts of live.

The people – the villagers, the children and their warm hearts.

The people in Dong Thap were so kind and hospitable. There was a time when we were building the road; a villager living near the place brought us a HUGE bottle of coffee. At first, my Singaporean friends were quite reserved and didn’t dare try it. Only after I had drunk the coffee did they start doing the same. The coffee, since then, ran out in a blink, so she went back to her house and brought us two extra bottles. How kind was that!

There was another villager that we dearly called “Thím Năm” ; she is our savior. During work, one of my friends was attacked by a giant worm and the bites were extremely itchy. Thím Năm suddenly appeared from out of nowhere, just liked a fairy, she washed his T-shirt and treated him with her secret remedy. Other villagers at the site also came and helped out.

The people in this place will always stay in my mind; they were so kind and nice. They helped us in everything, lent us tools and gave us advices to do our works and treated us like their sons and daughters. Even though lives are difficult with them in the village, some even struggle to make end meets or find food every single day but love and hospitality are what they’ll never lack of. I had a change to visit a poor household in the village and the story we heard brought tears to our eyes, however we also saw hope in the love that the villagers had for each other, they lean on each other to survive. To that, I have to bow down.

It is also hard to forget the love the children there gave us. They are not only our students, but also our younger brothers and sisters. During days staying in the village, they often came played with us in where we lived and they followed us everywhere we went.  On the day we left Dong Thap, they gave us presents, wrote letters in Vietnamese to our Singaporean friends, drew us pictures, hugged and kissed us. I almost burst into tears. At that moment, I knew I had already left behind bits and pieces of me to those children.

After 5 days living and working in the village, we finally had to say goodbye and moved on. Luckily, all of us had had enough time to finish building the toilet, the road – 2km in total, and refurnish the classroom with a beautiful wall mural painted by our Singaporean friends. We said goodbye in a culture night and campfire afterward, which were surprisingly delightful with special performances from all of us – the volunteers and the villagers. At that night, in the warm of the burning camp-fire, we – Vietnamese volunteers, Singaporeans, the hearing impaired friends, the villagers, children and adults somehow became ONE. We communicated in different languages; we couldn’t remember all the names, but, at that moment, when we held hands in a big circle and laughed and danced, I knew that’s the moment I will never forget, there were no boundaries between us. Though we will go our separate ways, the love of that night will follow us anytime, anywhere till the day we come back “home”.

——————————————————————————————————————————-

——————————————————————————————————————————-

Frankly, what I remember most in the village in Dong Thap province, is a dreadful insect.

If you ask me about the deepest impression Dong Thap left on me, I will answer without any hesitation: mosquito bites. Oh, yes. Mosquito, a small insect with a long proboscis was the most dreadful enemy we faced. Regardless of how much Soffell (Mosquito Repellent) we applied, we were all terribly bitten. Every little bit of skin that was not covered by clothes was instantly attacked awfully. After coming back to the city, I am still obsessed with that darned creature. On the first night at home, I unconsciously woke up at midnight and started looking for my Soffell. To make things worse, during lunch time at RMIT, me and my friend- also a volunteer in the trip were eating and scratching at the same time, attracting tons of attention.

——————————————————————————————————————————-

Let’s continue with my journey.

Yes, my friends, the village in Dong Thap was only our first destination. After that, we headed to Ho Chi Minh City and had a wonderful, yet challenging time with the hearing impaired Vietnamese from the Deaf Community Organization HCMC (DCOH).

Breaking sound barriers

Some of you may wonder how I communicated with my hearing impaired friends. The answer is using everything I have got. Besides a little bit of sign language I was prepared, I made the fullest use of my body and facial expression. However, not until the exchange session between Singaporean hearing impaired and DCOH did I realize how enormous our barrier was. Vietnam and Singapore use different sign language hence a message must be communicated from a Singaporean hearing impaired to a NTU student then to me, and then to a teacher in DCOH and finally to a hearing impaired Vietnamese – that were four times of translation in total.  Now, I think you may have already imagined how difficult the situation was for us. OK, multiple it by 5, that’s how hard it was when we entered into an ice-breaker game. We signed, waved our hands, wrote our names and did a lot of things to express what we thought and to understand the others. One hour passed quickly. There was absolutely no speaking. No one can possibly imagine that inside such a silent room, we did play, laugh and enjoy a beautiful afternoon together. Mission accomplished!

——————————————————————————————————————————-

A sweet memory with my new friends

Right after the exchange session with DCOH, it was shopping time, in Ben Thanh market.  Now, every time I come across the market, I recalled that night when I took my Singaporean friends there, I decided to pretend to be a foreigner since I was told that vendors there would be really frustrated and irritated when a Vietnamese tried to bargain for foreigners. Truthfully, acting was not the least bit easy. I was more frightened to be “compromised” than actually enjoyed the show. Looking at my nervous face, a Singaporean boy dragged me into his arms, hugged me and told me that everything would be OK. At that moment, I felt like I was his daughter.  It was so sweet of him though J.

——————————————————————————————————————————-

There were times when I was in danger as well (actually, it was nowhere near as dangerous as how we perceived danger).

A little adventure that went wrong.

On the last days, we moved from HCMC to Can Gio Province, where we played “The Amazing Race” in Vam Sat Eco Park in Can Gio. That was really fun even though my team didn’t win. We all came out covered in sweet and flour.

Anyway, after the race, I and a volunteer came back to the forest in the Eco Park at twilight to collect things. The two of us had to carry two chairs, two 15-litter water bottles (empty but enormous) and two big heavy bags of materials for the Amazing Race. To make things more difficult, the road leading to the camping area was nearly impassable and night fell so quickly. We had neither a flash light nor a mobile phone on us. We were desperately groping in the darkness, trying to find the entrance but instead, we penetrated deeper into the forest. We mistakenly got on a rope bridge once and walked into dead-ends twice. Luckily, my life hadn’t ended there yet (I thought I would be rotten in that forest), we managed to find the right way out and met two other volunteers who were looking for us at the forest entrance. Almost bursting into tears, I ran to them like a little duck that had finally found its parents after a long day lost in the forest.

——————————————————————————————————————————-

Dear friends,

There are still so many things in my journey that I want to tell you, but it will be a never ending conversation. And this blog is already ridiculously long, so please stick with me for the last story I want to share, won’t you?

The stormy goodbye

This is the Ferry Story. It was the last day of the project when the storm hit us during our ferry back to HCMC. How fierce and intense the storm was! We, 54 people, half hearing impaired, were almost knocked overboard with the catastrophic wind. The ferry was so tiny in front of the cruel and deadly storm in the middle of the river. Somewhere echoed a scream ‘Die, we are gonna die!’ – It was not close a deadly situation but could give several panic attacks apparently.  Right after the ferry reached the harbor; we ran off quickly and led our Singaporean friends to a safe place. It was chaotic and nerve wracking as the storm kept on raging, people running and yelling. However, no one was harmed, only soaking wet and frozen; we stood closely to each other while it rained like cats and dogs outside.

This is not the way we want to say goodbye to our Singaporean friends at all, but, well, until the moment we sent them off to the airport we were as wet as a fish and our teeth were still chattering because of the cold. What a memory!

——————————————————————————————————————————-

 

Time flied so fast. I returned to my normal life without my big family, feeling sad rather than relieved. Thank God for bringing us together in this project, to let me know how volunteering spirit can bridge all the differences and how deep relationship can be built up only in 9 days. ‘When will we see each other again?’ I don’t have the answer for this question but I know once I still keep my enthusiasm for travel to do voluntary work, high chance I will meet those sisters and brothers again.

To my friends, Vietnamese and Singaporean, the villagers and the children, I own you an enormous thank you for being with me throughout this journey, for teaching me lessons that I couldn’t find elsewhere. I will always cherish our time together – those summer days we lived and worked for the same purpose: serving the community and learning to be our better selves.

——————————————————————————————————————————-

Dear friends,

This is the end of, simply said, my journey. I hope you enjoy reading this as much as I enjoyed writing it. If this story can inspired even one person to pursuit voluntary work it has paid off.

About me, until next time we meet, might be I’ve just been back from some voluntary works. My story of voluntary life has just begun. Definitely!

Best wished to you,

ME.

1306 – DỰ ÁN OUR DOOR

Project Our Door là sự hợp tác giữa ECO Vietnam Group và Trường trung học Paya Lebar Methodist đến từ Singapore. Đây là lần thứ ba đoàn tình nguyện viên của cả hai bên đến Phương Thịnh, Cao Lãnh, Đồng Tháp thực hiện nhiều hoạt động văn hóa và giáo dục tại địa phương.

1 6 14

Trong tuần từ 27/5/2012 đến 2/6/2013, dự án OUR DOOR do ECO Vietnam Group (EVG) phối hợp cùng trường Paya Lebar Methodist, Singapore đã diễn ra trong không khí vô cùng sôi nổi. Được tổ chức tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, OUR DOOR là dự án nhằm giúp đỡ và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương ở Phương Thịnh.

Chỉ trong 7 ngày ngắn ngủi, gần 70 TNV đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động đa dạng như dạy học, xây toilet, rải đá đường đi, thăm hộ nghèo, tổ chức đêm văn nghệ giao lưu văn hóa, … Bằng sức trẻ và nhiệt huyết của mình, các TNV đã đem đến niềm vui cho các em nhỏ và phần nào sang sẻ những khó khăn của người dân nơi đây thông qua những việc làm thiết thực.

6

Ngày đầu tiên của dự án, các TNV Việt Nam đã hướng dẫn các bạn Singapore tham quan thành phố Hồ Chí Minh để hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam. Những hình ảnh, hiện vật ở Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã giúp các bạn hình dung hơn về một Việt Nam kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc đầy gian khổ. Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố đem lại một hình ảnh Việt Nam ngày nay thanh bình, năng động và không ngừng phát triển.

Những ngày ngắn ngủi ở vùng quê Phương Thịnh hiền hòa là một trải nghiệm tuyệt vời và ý nghĩa đối với các TNV. Với tinh thần sẵn sàng hết mình để phục vụ cộng đồng, các TNV đã vượt qua nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như cúp điện, cúp nước để hoàn thành tốt các hoạt động.

Một điểm nhấn thú vị của dự án là lớp học tiếng Anh của những bạn TNV. Lớp học thu hút khá động các em học sinh địa phương. Với phương pháp giảng dạy sinh động và thân thiện, các buổi học đã được các em nhiệt tình hưởng ứng. Những buổi dạy học tuy ngắn ngủi nhưng đã đọng lại những tình cảm đẹp đẽ giữa TNV và các em, những giọt nước mắt lưu luyến ngày chia tay.

14

Cũng nằm trong dự án OUR DOOR lần này, các bạn TNV đã rải đá hơn 1km đường nhằm tạo điều kiện cho các em đến trường dễ dàng hơn trong mùa mưa lũ. Hiểu được ý nghĩa của hoạt động này, các anh dân quân, người dân địa phương đã hỗ trợ dụng cụ giúp các TNV thực hiện công việc tốt hơn.

Ngày cuối cùng của dự án, sau khi kết thúc những hoạt động tại xã Phương Thịnh, các bạn TNV Singapore đã có dịp được đến thăm quan Củ Chi  và chợ Bến Thành. Chuyến tham quan đã thực sự tạo điều kiện tốt cho các bạn Singapore có dịp hòa mình vào cuộc sống của người dân Việt Nam.

Kết lại một tuần hoạt động, dù có những lúc mệt mỏi, chán nản hay bất lực, thế nhưng các bạn TNV của dự án OUR DOOR đã thể hiện đúng được tinh thần của một người hoạt động xã hội. Đó là sự xông pha, không ngại khó, ngại khổ, sự nhiệt huyết và say mê của tuổi trẻ. Sau chuyến đi, mỗi một thành viên đều trưởng thành hơn rất nhiều.

Chia tay nhau, những gì còn lại trên vai các TNV không chỉ là một chiếc balô nữa, mà đó là những kết tinh đẹp đẽ, những bài học qúy giá từ hành trình đến Phương Thịnh, của tình bạn và của kỉ niệm mà họ sẽ không thể quên.

1304 – DỰ ÁN HEATHCARE CAMPAIGN

Project Heathcare Campaign là dự án hợp tác giữa EVG và hai trường SMU và NTU Singapore. Trong suốt 10 ngày sống tại thư viện cộng đồng Gia Bắc, 22 bạn TNV Singapore và 4 bạn TNV Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần giúp cho đời sống người dân tại Gia Bắc, đặc biệt là vấn đề sức khỏe, thay đổi tích cực hơn.

IMG_6007

Các hoạt động tiêu biểu mà các bạn TNV của dự án Heathcare campaign đã làm được phải kể đến hoạt động xây dựng nhà vệ sinh cho người dân.

Hoạt động dạy học cho trẻ em địa phương, các bạn đã được dạy lớp 5 tại trường tiểu học Gia Bắc là lớp 5A1 và lớp 5A2, tổ chức thành công ngày hội Sport day cho các em.

Các bạn đã phát được 180 bình lọc nước đến các hộ gia đình nghèo tại Gia Bắc.

Tổ chức thành công đêm giao lưu văn nghệ Việt Nam-Singapore với sự tham dự của hơn 100 em học sinh, các thầy cô giáo, chính quyền địa phương.

Rời Gia Bắc sau 10 ngày với biết bao kỷ niệm, quay về thành phố HCM, các bạn đã có cơ hội được nghỉ ngơi và tham quan nhiều thắng cảnh ở thành phố, như chợ Bến Thành, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, địa đạo Củ Chi.

Chia tay Việt Nam vào một ngày trời đổ mưa, dự án Heathcare campaign khép lại với biết bao kỷ niệm đẹp tại Gia Bắc, với tình bạn vừa gầy dựng còn dang dở. Nhưng hành trình giúp đỡ Gia Bắc, hành trình tuổi trẻ tươi đẹp của mỗi người vẫn chưa kết thúc. Vì tất cả chúng ta đều trẻ, đều tự do, vì vậy chúng ta sẽ còn tiếp tục đi, tiếp tục học, và tiếp tục trưởng thành. Mong có ngày gặp lại nhau, gặp lại Gia Bắc, một ngày ngập nắng thật đẹp.

 

1305 – DỰ ÁN GREEN CLINIC

DỰ ÁN GREEN CLINIC 23/5-1/6/2013

tại Xã Gia Bắc, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

 

Green Clinic là một dự án mở đầu sự  hợp tác giữa EVG và Team Operation Y học, một nhóm các bạn sinh viên y khoa Singapore, đam mê, nhiệt huyết giúp đỡ cộng đồng.

1

 

 

 

Từ 23/05/2013 đến ngày 01/06/2013, dự án GREEN CLINIC do ECO Vietnam Group (EVG) phối hợp cùng Team Operation Y học đến từ NUS Yong Loo Yin School of Medicine, Singapore đã diễn ra trong một không khí ấm áp tình thương và giàu lòng nhân ái. Được tổ chức tại xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng là một dự án nhằm giúp đỡ và cải thiện sức khỏe, cuộc sống của người dân địa phương tại đây.

Chỉ trong 5 ngày ngắn ngủi, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ và khao khát xây dựng, phát triển cộng đồng, 16 bạn tình nguyện viên (TNV) đến từ Việt Nam và Singapore cùng sự hỗ trợ từ 6 y bác sĩ Việt Nam, họ đã làm được rất nhiều công việc ý nghĩa cho cuộc sống của người dân Gia Bắc. Có thể kể đến các hoạt động tiêu biểu trong dự án lần này như: trạm khám và phát thuốc miễn phí, tiến hành đến thăm nhà từng hộ dân để khảo sát cũng như tuyên truyền và đo khám huyết áp người dân và thăm hộ dân nghèo

28

33

 

 

Trong những ngày đầu tiên đến với Gia Bắc, các bạn TNV cùng các y bác sĩ đã bắt tay ngay với công việc tại trạm khám và phát thuốc miễn phí cho người dân. Chỉ trong 3 buổi khám, nhưng đã có hơn 760 người dân được đo huyết áp, khám và phát thuốc, trong sự nỗ lực đáng khen ngợi của cả đoàn. Đây cũng là dịp các bạn TNV được gần gũi với người dân ban đầu, hiểu hơn, tạo thiện cảm nơi người dân và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong những ngày khảo sát sau đó.

 

Bên cạnh đó, các bạn TNV cũng đến thăm hỏi những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong vùng. Chuyến đi nhỏ ấy không chỉ mang đến sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho các hộ gia đình, mà nó còn làm cho mỗi bạn tình nguyện viên có dịp gần gũi và hiểu hơn với Gia Bắc.

Green Clinic cũng dành thời gian giúp dọn dẹp các kệ sách, thú bông của thư viện và bổ sung lại hộp thuốc y tế. Đặc biệt, các bạn đã cùng các TNV của dự án Healthcare Campaign tổ chức một đêm hội giao lưu văn hóa cùng người dân và các em thiếu nhi Gia Bắc. Những tiết mục văn nghệ từ các bạn TNV đã góp phần tạo nên không khí ấm áp, vui tươi, mặc cho mưa gió ngoài trời.

 

 

 

 

 

 

Sau khi kết thúc những hoạt động tại xã Gia Bắc, các bạn TNV Singapore đã có dịp được đến thăm quan một số địa điểm du lịch ở Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chợ Bến Thành… Chuyến tham quan đã thực sự tạo điều kiện tốt cho các bạn Singapore có dịp tìm hiểu về lịch sử, văn hoá Việt Nam và tăng tình than ái gắn kết giữa TNV Việt Nam và Singapore hơn nữa.

 

Chúng tôi, mỗi người một vẻ, nhưng đã đến Gia Bắc, trong cùng một chuyến đi, trong cùng một nhiệm vụ. Chúng tôi, từ những người lạ, đã gặp gỡ nhau và thân quen như vậy đó. Chúng tôi cảm ơn và tự hào lắm vì đã được ở bên nhau và cùng làm nên một Green Clinic sơ khai nhất, trên mảnh đất Gia Bắc nhuộm màu đỏ…

Du dương đâu đây khúc hát quen thuộc trong đoạn clip của chúng tôi:

“As we go on

We remember

All the times we

Had together

And as our lives change

Come Whatever

We will still be

Friends Forever…”

 

30

1302 – DỰ ÁN SPRING SPROUT

Hello mọi người, tình trạng hiện tại là đang suốt ngày facebook ngó nghiêng những tấm hình quí giá và mơ mộng về 10 ngày ở An Hiệp, cực dữ mà nhớ dữ.

Chưa có chuyến đi nào mà lại gặp nhiều người thú vị thế!

Người ban đầu rất ghét và sau lại rất ấn tượng(leader bên sing)

Người rất ghét nhưng có lúc rất thích(anh Harry mập)

Người ban đầu rất khó tính nhưng thực ra rất rất là tình cảm(ai cũng biết là ai đó)

Người đối nội giản dị nhưng đối ngoại rất hiệu quả (leader vn)

Người rất làm biếng nhưng cũng hoàn thành dự án một cách đáng ngạc nhiên(haha là tui đó)

và những người em, bạn vô cùng dễ mến, ngoan và nghe lời đến là thích 🙂

 1

Chuyến đi đã mang lại nhiều hơn những gì mình mong đợi rất nhiều, ngoài học hỏi cách tình nguyện của anh Vân Anh, nói tiếng anh mòn mỏi trong 10 ngày nắng và gió, mình còn có được một gia đình đầm ấm với người chị đáng iu và những đứa em nghịch ngợm, ham chơi hơn ham làm nhưng rất trách nhiệm và dễ mếm. Mình thì không phải là người nói nhiều, làm nhiều trong đội, nhưng mình thích quan sát và lắng nghe câu chuyện của mỗi người, quan sát họ nhiều hơn những gì họ nói và thấy rằng mình thật may mắn khi gặp gỡ những con người này. Nội dung chi tiết đã viết trong tâm thư nên xin ngắn gọn như thế.

 8

Các bạn Singapore không cho mình cảm giác gia đình(ngoại trừ Dom và Mat) nhưng dạy mình nhiều điều, học về việc mỉm cười thôi cũng làm người khác thích mình:D cách họ động viên lẫn nhau và mạnh lên sau mỗi ngày lao động. Đặc biệt teamwork của họ rất thú vị, những buổi tối cùng nhau họp và đưa ra những kinh ngiệm, những tràng pháo tay rần rần kích lệ, mọi người hát cho nhau nghe, kể cho nhau những điều hay ho trong ngày và lấy lại sức lực và niềm tin rồi trở nên mạnh hơn, điểm mà mình học hỏi được nhiều nhất và thích nhất! Mình tự nhủ, team của mình cũng sẽ phát triển theo cách này. Ngày cuối cùng khi chia tay đoàn, ôm nhau nồng hậu và ai cũng ôm, không còn team Việt Nam, không còn team Singapore, tất cả là một đội. Lúc ấy thành thật mà nói, mình cũng muốn các bạn ấy ở thêm nữa. Có nhiều cảm xúc trái ngược nhau quá nhỉJ

Vẫn nhớ các bạn ấy tập trung và ngạc nhiên như thế nào khi mình kể về hành trình của chuyến tình nguyện này, các bạn EVG đã vất vả như thế nào và kể cả các tiểu tiết mà các bạn ý tưởng nhỏ như đi nhà thờ đã phải vất vả và phải hủy như thế nào, chuyện giấy tờ, phòng ốc và những chuyến ngoại giao của EVG.. các bạn ấy gật gật lắc lắc làm mình thấy như mình đang kể chuyện cổ tíchJ thật là thú vị khi kể cho người khác những chuyện thú vị

Có một điều là dường như các bạn ấy rất tò mò về vấn đề chi phí cho dự án, có khá nhiều câu hỏi đến mình về vấn đề tài chính, mà tìm đến mình cho vấn đề này là sai địa chỉ 100% rồi.

Bến Tre thanh bình, cô bác bán hàng thành thật và người dân mến khách cho mình ấn tượng rất tốt về con người nơi đây. Đất đai thì khô cằn thế mà sao con người vui vẻ nồng hậu đến muốn thương là vậy? Mình thấy số mình thật là hên, đi đâu cũng gặp người tốt.

Nhớ đêm liên hoan chia tay, nghe phong phanh câu chuyện của các cô các bác: trời ơi, Singapore nó cũng giống mình à, giống y chang!!!

Và rồi họ nói về những nơi, những thứ ngoài cái xã An Hiệp này trước ánh mắt tròn xoe của đám con nít, rồi chúng nó cũng muốn đi Singapore và xa hơn nữa.. giây phút ấy vô hình chung mình nhận ra một giá trị nữa của việc xây sân trường. Hi vọng các em sẽ có một sân trường thật sạch sẽ để vui chơi và học tập. sẽ lớn lên từ mái trường này và thực hiện những giấc mơ bé con của các em.

Và cái cảm giác 5 năm trời rồi mới mặc áo dài và được gọi lên nhận giấy khen, cái cảm giác mình xứng đáng và là thành phần có ích cho xã hội thật là một cảm giác tốt quá đi chứ, cứ đi lên trường, về nhà, lên trường, về nhà thì làm sao biết cảm giác này!

Mình sẽ tiếp nối dự án này bằng việc thăm Singapore một chuyến, hẹn cả nhà mình cùng bay nhé!

 

1301 – Dự án Book Flight

IMG_5232

Dự án được tổ chức bởi các cựu sinh viên SAJC EVG nhằm học tập và lan truyền tinh thần Service Learning cho giới trẻ. Họ đã xây dựng hệ thống thoát nước cho thư viện, dạy tiếng Anh và vệ sinh cho trẻ em, làm một bản đồ của Gia Bắc, và phỏng vấn người dân địa phương về đời sống nơi đây.

cats

Nổi bât nhất có lẽ là lớp học tiếng Anh cho các em nhỏ Gia Bắc, với thầy cô là các bạn tình nguyện viên Singapore và Việt Nam. Các em nhỏ được làm quen với bản chữ cái và các con số bằng tiếng Anh, nghe có vẻ đơn giản nhưng cả thầy và trò của lớp học này đã cùng nhau học tập một cách hăng say và chăm chỉ. Để bài học được tăng phần thú vị và dễ nhớ hơn, các “thầy cô” đã tổ chức rất nhiều hoạt động xoay quanh bài học của mình như múa hát về bảng chữ cái và con số; dùng ngôn ngữ cơ thể để miêu tả chữ cái, các trò chơi vận động, …Vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, thầy trò chúng mình đã có những giây phút học tập và giao lưu đáng nhớ.

kop

IMG_5341

Không thể không nhắc đến là hoạt động làm vệ sinh toilet ở trường học cho các em nhỏ. Các bạn tình nguyện viên Singapore đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ này của mình.

ljk

1207 – DỰ ÁN BEE STEADY

Trong thời gian từ ngày 24/11/2012 đến 7/12/2012 vừa qua, ECO Vietnam Group (EVG) đã phối hợp cùng trường Saint’ Andrew Junior College (SAJC), Singapore thực hiện thành công dự án Bee Steady tại xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Chỉ trong vòng 2 tuần ngắn ngủi, với những trái tim tràn đầy nhiệt huyết và khao khát cống hiển tuổi trẻ cho cộng đồng, gần 30 bạn tình nguyện viên (TNV) đến từ Việt Nam và Singapore không chỉ giúp đỡ những người dân ở vùng cao nguyên đầy khó khăn này mà họ còn tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân.

Sáng ngày 24/11, các bạn TNV Việt Nam đã có cơ hội gặp gỡ và làm quen các bạn TNV Singapore trong một bầu không khí vui vẻ và đầy gần gũi.

398644_530906866927832_1716738547_n

Chào đón các bạn TNV đến từ Singapore tại sân bay Tân Sơn Nhất

 Đến với dự án lần này, các bạn TNV phải làm quen với rất nhiều công việc khó khăn và vất vả của một người thợ xây như bưng gạch, trộn xi-măng, xếp gạch…Dù vẫn còn nhiều bỡ ngỡ nhưng tất cả các bạn TNV đều làm việc rất chăm chỉ và không quản ngại thời tiết để hoàn thành tốt đẹp ECO Love House.

531822_530907636927755_732314338_n

Các bạn TNV xây dựng ECO Love House và sửa chữa EVG Community Library

397620_530908320261020_1881883619_n

Xả hơi chút nào!!!

Cũng trong chuỗi hoạt động đó, các bạn TNV đã có cơ hội thân thiết và hiểu hơn về những em nhỏ của vùng Gia Bắc nghèo khó này thông qua rất nhiều hoạt động như việc dạy học để nâng cao tri thức cho trẻ em ở đây hay việc tổ chức ngày hội Library Event để các em nhỏ có dịp chơi đùa cùng nhau.

 542127_530908663594319_968688132_n

Những buổi học sinh động và hấp dẫn của các bạn TNV dành cho các em nhỏ

551075_530909453594240_1721023481_n

Những hoạt động thú vị trong Library Event

Tổng kết lại chuyến đi, bằng trái tim của tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết cống hiến cho cộng đồng, các bạn TNV đã đem lại cho Gia Bắc những công trình đầy tình yêu thương. Những đóng góp ấy tuy nhỏ nhoi nhưng nó đã góp phần vào việc xây dựng và phát triển bền vững địa phương này.

1206 – DỰ ÁN CRAYON

Từ ngày 17/11 đến ngày 29/112012, ECO Vietnam Group (EVG) đã phối hợp cùng với TrườngNanyang Girl High School của Singapore để thực hiện dự án “CRAYON” tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chuyến đi lần này đã mang đến sự hỗ trợ cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nơi này.

Ngày 17.11.2012, cuộc đón tiếp và gặp gỡ trong không khí thân mật, vui vẻ giữa các bạn TNV Việt Nam và Singapore đã diễn ra tại sân bay Tân Sơn Nhất.

531964_530934236925095_104192382_nBuổi gặp mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng ngày 18.11.2012, các bạn TNV đã có buổi giao lưu thân mật cùng với các bạn sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp trước khi bước vào thực hiện dự án tại Phương Thịnh lần này.

45059_530934456925073_1912964530_nKỷ niệm giao lưu cùng sinh viên trường Đại học Đồng Tháp

Khi dự án bắt đầu, với những con tim tràn đầy nhiệt huyết, hăng say, các bạn TNV đã làm việc hết mình. Dù phải đối mặt với thời tiết thất thường, phải làm những công việc khó khăn như : san bằng mặt đường, rải đá, trộn hồ, xây nhà…nhưng điều đó không thể làm các bạn TNV nao núng, bỏ cuộc.602688_530934720258380_98945386_nCác bạn nữ đang hăng say làm việc để xây ECO Love House

406073_530934880258364_1891265451_nAnh Harry (Cố vấn của EVG) cũng đang tô xi măng với một niềm hạnh phúc hiện rõ trên gương mặt

 

397630_530935290258323_1261604726_nCác bạn TNV đang tích cực xây nhà

Bên cạnh việc rải đá phục vụ đi lại và xây ECO Love House, các bạn TNV còn tiến hành trồng cây, dạy tiếng anh cho các em học sinh tại trường Tiểu Học…những việc làm tuy nhỏ đã tiếp thêm nguồn động lực cho các em nhỏ nơi đây đến trường.

602901_530935490258303_530395001_nSan bằng mặt đất để rải đá phục vụ cho việc đi lại thuận tiện

Cũng trong chuyến đi này, các bạn TNV đã đi thăm và tặng quà cho 3 hộ nghèo trong xã. Việc làm này tiếp thêm niềm tin và hi vọng cho những người dân nơi này, bên cạnh đó giúp các bạn TNV hiểu và đồng cảm hơn về những mảnh đời bất hạnh

Ngoài những giờ làm việc vất vã, các bạn TNV còn tích lũy cho bản thân mình nhiều kinh nghiệm, kiến thức và hiểu nhau hơn, gắn kết và hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc từ những buổi buổi sinh hoạt tập thể cùng nhau.

71660_530935900258262_583667144_nChụp hình kỷ niệm cùng nhau

CRAYON” với tinh thần “Đi để phục vụ, đi để học và đi để thay đổi” dẫu chỉ diễn ra trong thời gian 2 tuần nhưng những gì các bạn TNV đã thực hiện sẽ mãi khắc sâu trong lòng người dân Phương Thịnh. Dù chỉ là 1 chuyến đi ngăn ngủi nhưng đã để lại trong các ban TNV những giá trị, những trải nghiệm, những bài học đáng nhớ.

1205 – DỰ ÁN UP

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ ngày 17/7/2012 đến ngày 1/8/2012, ECO Vietnam Group (EVG) đã có cơ hội hợp tác với CLB OVE Welfare Service trực thuộc trường Nanyang Technology University (NTU) thực hiện thành công dự án UP tại xã Tân Quới, Thanh Bình, Đồng Tháp. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ nhưng bằng sự nhiệt huyết và tinh thần làm việc hăng say không mệt mỏi, các bạn TNV trẻ tuổi đến từ Singapore và Việt Nam đã đem đến một chuỗi các hoạt động thiết thực, đầy ý nghĩa, góp phần mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân địa phương. Đây chắc chắn sẽ trở thành chuyến đi mà các bạn TNV không thể nào quên.

Sáng sớm ngày 17/7/2012, trong không khí thoải mái và vui vẻ, các bạn TNV Singapore và Việt Nam đã có dịp gặp gỡ, làm quen và chia sẻ sự háo hức về cuộc hành trình dài phía trước.

308254_486034658081720_1780326218_n

Tham gia dự án lần này, nhiệm vụ to lớn nhất của các bạn TNV chính là xây dựng khuôn viên trường học. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và vô cùng bỡ ngỡ với công việc, nhưng bằng sự nhiệt tình trong công việc và sự say mê học hỏi, các bạn TNV đã tập quen với những công việc thường ngày của một người thợ xây. Hơn thế nữa, dưới điều kiện không khí khắc nghiệt,với tinh thần cống hiến hết mình để phát triển cộng đồng, các bạn TNV trẻ tuổi và năng động ấy đã sẵn sàng thử sức vào những công việc cực nhọc mà các bạn chưa bao giờ biết đến.

557254_486036608081525_509579883_n

304066_486039444747908_391881156_n

Bên cạnh đó, trong chuỗi các hoạt động lần này, các bạn TNV còn tham gia vào việc dạy tiếng anh cho các em nhỏ địa phương. Các bạn TNV đã chia sẻ rằng, mỗi khi nhìn thấy nụ cười và sự nỗ lực trong học tập của những em nhỏ vùng đồng bằng khó khăn ấy, các bạn TNV càng có thêm năng lượng và nhiệt huyết để truyền tải bài giảng đến cho các em.

223030_486040034747849_1826009178_n

206306_486040474747805_31288452_n

Không chỉ dừng lại ở đó, ngoài những giờ làm việc mệt mỏi để xây dựng sân trường và mang lại kiến thức tiếng anh cho các em nhỏ, mỗi khi có thời gian rảnh, là các bạn TNV trẻ đầy nhiệt huyết của EVG lại tổ chức trò chơi hoạt động cho các em thiếu nhi, cùng các em nô nức vui đùa. Đối với các bạn TNV, niềm vui của các em nhỏ chính là động lực để xua tan mệt mỏi và thực hiện tiếp túc dự án.

281810_486038464748006_2140362647_n

Ngoài ra, các bạn TNV còn đi thăm các hộ gia đình khó khăn ở đây. Đây thực sự là một hoạt động vô cùng thiết thực và  ý nghĩa, nó mang lại niềm tin cho người dân ở đây rằng vẫn có những con người luôn luôn yêu thương và quan tâm đến họ.

304949_486037284748124_1572658828_n

Trước khi kết thúc dự án, các bạn TNV còn tổ chức một đêm Culture Night, tao sân chơi cho các em nhỏ địa phương, giao lưu và gắn kết các bạn TNV và người dân nơi này.

548593_486034954748357_99447707_n

Khép lại chuyến đi, các bạn TNV đã xây dựng xong sân trường, giảng dạy tiếng anh cho các em thiếu nhi, thăm một số hộ dân và tổ chức đêm Culture Night. Những hoạt động của các bạn tuy nhỏ nhoi nhưng nó mang ý nghĩa lớn, góp phần cũng cố niềm tin vào một tương lai tươi sang cho địa phương.

Chia tay vùng đất này để trở về nhà, mỗi bạn TNV đều mang trong mình một cảm xúc riêng. Người thi bồi hồi, xúc động. Người thì tha thiết không muốn rời xa. Những ngày làm việc mệt mỏi nhưng đầy niềm vui ấy chắc chắn sẽ trở thành một kỷ niệm đáng nhớ của các bạn TNV, trở thành hành trang trong cuộc sống của họ, trở thành một vệt son đánh dấu tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết của những con người nhỏ tuổi nhưng mang trong mình những đam mê và khao khát lớn lao cống hiến cho cộng đồng.

1204 – DỰ ÁN FIRE UP

Dự án này là một may mắn lớn cho cộng đồng Phương Thịnh và những người tham gia khi họ đã tân trang lại 3 phòng học và xây dựng 1 nhà tình thương cho người dân nơi đây. Fire-Up sẽ không thể hoàn thành và thành công mà không có sự nhiệt huyết tuổi trẻ của các bạn sinh viên từ Hall 14, trường Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore) và các bạn tình nguyện viên thuộc ECO Vietnam Group.

Dự án được diễn ra tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh , tỉnh Đồng Tháp – nơi luôn phải đối mặt với lũ lụt, khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là giao thông. Trong chuyến đi của dự án lần này, hơn 30 bạn tình nguyện viên (TNV) từ  Singapore và Việt Nam đã cùng nhau giúp đỡ cộng đồng bằng những việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa..

1

 

Sáng ngày 14.6.2012, cuộc chào đón và gặp gỡ giữa các bạn TNV của EVG và trường NTU trong không khí vui vẻ đã mở đầu cho một chặng đường dài đầy lạc quan đến Phương Thịnh.

Tham gia dự án “Fire Up” lần này, hầu hết các bạn TNV đã có cơ trải nghiệm công việc vất vả của người thợ xây. Những việc tưởng như đơn giản nhưng khi làm thì không hề dễ tí nào: mang gạch, trộn xi-măng, uốn sắt, đặt những viên gạch thật vuông vắn thành bức tường,… Dù còn bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn với việc xây nhà, nhưng mọi người luôn cố gắng hết mình, không ngại cái nắng, cái gió thất thường của mùa mưa để làm thật tốt, thật cẩn thận. Cứ nghĩ đến một gia đình sung túc, đủ đầy sau này sẽ hiện hữu ở đây, các bạn ai cũng hào hứng làm việc, quên đi mệt nhọc.

4Hạnh phúc khi được tự tay xây lên những viên gạch trong ngôi nhà.

5

Dù làm việc vất vả, các bạn luôn nở nụ cười trên môi.

Đến xã Phương Thịnh, cái nắng cháy da nơi đây cứ tưởng làm chùn bước, nhưng tuyệt vời là nó đã đốt cháy hơn nữa ngọn lửa nhiệt huyết và cống hiến trong các bạn trẻ. Bên cạnh việc xây nhà cho những hộ dân nghèo, các bạn TNV của “Fire Up” còn sơn sửa lại nhiều lớp học cho thiếu nhi địa phương. Cẩn thận quét bụi, tỉ mỉ sơn lại từng chiếc cửa, trồng cây… là những hình ảnh vô cùng đáng mến mà chúng ta có thể bắt gặp khi đến Phương Thịnh vào những ngày này.

6

Tỉ mỉ sơn lại cánh cửa lớp

7

Trồng cây che bóng mát

Cùng trong những hoạt động của dự án, các bạn TNV còn đến thăm các hộ gia đình nghèo trong xã. Mỗi chuyến đi như thế giúp các bạn có thể hiểu và đồng cảm hơn với những người dân của Phương Thịnh.

8

Ngoài những giờ làm việc trong dự án, các bạn TNV còn “tích luỹ” được cho mình vô vàn kỉ niệm vui vẻ trong lúc sinh hoạt cùng nhau. Từ những câu chuyện chia sẻ về văn hoá đất nước của nhau trong lúc làm việc nhà đến những trận cầu giao lưu cùng thanh niên xã, tình cảm giữa mọi người càng thêm thắt chặt.

9

Giao lưu bóng đá với thanh niên xã.

Sau chuyến đi, tuy điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng bằng trái tim của tuổi trẻ cùng với tấm lòng thiện nguyện, mọi người đã trồng được 100 cây xanh, sơn sửa 3 trường học, thăm 3 hộ dân nghèo, dạy Anh văn cho trẻ em nghèo và xây được 1 ngôi nhà tình thương. Những đóng góp ấy tuy nhỏ nhoi nhưng đã khởi đầu cho một niềm hi vọng vào tương lai tốt đẹp hơn của Phương Thịnh. Đó là điều vô cùng đáng quí mà tất cả thành viên của dự án “Fire Up” mang đến.

Trong buổi tiệc chia tay, các trẻ em nhỏ ở địa phương và các bạn TNV đều xúc động, nuối tiếc vì sắp xa nhau. Nhưng trước tình yêu thương chân thành của người dân xã Phương Thịnh dành cho đoàn, mọi người đều tự nhủ rồi sẽ quay lại xã Phương Thịnh 1 lần nữa vào 1 ngày không xa…

10

Lễ tổng kết hoạt động và giao lưu văn nghệ.

11

Các bạn TNV và các em nhỏ đáng yêu

“Fire Up” chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày ngắn ngủi, nhưng những gì mà các bạn Tình Nguyện  đã để lại sẽ luôn hiện hữu tại Phương Thịnh. Một chuyến đi ngắn về thời gian nhưng dài trong chiều sâu tâm thức. Đó là một chuyến đi mà các bạn trẻ của EVG và NTU sẽ không thể quên được trong suốt hành trình cuộc sống của mình.