- Sơ lược dự án
Dự án : YouthSmile – Mã dự án : 1805
Thời gian : 18 – 31 tháng 3 năm 2017 (14 ngày)
Địa điểm : xã Phong Thạnh, Huyện Cầu Kè, Tỉnh Trà Vinh.
Thành phần tham gia : 24 tình nguyện viên từ trường Ngee Ann Polytechnic và 3 tình nguyện viên của EVG.
Thành tích :
- Xây một ngôi nhà cho hai anh em mồ côi.
- Dạy thí nghiệm vật lý tại trường THCS Phong Thạnh.
- Sửa sang lại phòng thí nghiệm vật lý của trường.
- Thăm hỏi bốn nhà dân địa phương.
- Thăm quan chùa tại địa phương
- Bắt cá
- Tổ chức hoạt động ngoài trời cho học sinh
- Tổ chức Culture night và đốt lửa trại
- Quá trình thực hiện dự án
Chuẩn bị cho dự án
Trước khi dự án xảy ra, tình nguyện viên đã có khoảng 1 tháng để chuẩn bị. Chúng tôi đã được giới thiệu về EVG, được đào tạo về First Aid.
Trang trí nón lá như một món quà cho những người bạn mới đến từ Singapore.
Ngày đầu tiên:
Vào ngày 18 tháng 3, các tình nguyện viên của EVG tập trung tại EVG Hub để chuẩn bị tất cả các vật dụng cần thiết. Chúng tôi đến sân bay với anh Harry và chị Trang để đón các tình nguyện viên từ trường Ngee Ann Poly. Vì đây là lần đầu tiên tình nguyện EVG tham dự một dự án OSL, chúng tôi rất háo hức và vui mừng cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau khi chụp ảnh, cả nhóm lên xe buýt và bắt đầu cuộc hành trình. Trên xe buýt, anh Harry đã giới thiệu ngắn về ECO Vietnam Group và sau đó mọi người giới thiệu tên, sở thích của họ. Chúng tôi đã có bữa ăn đầu tiên với nhau tại Nhà hàng Trung Lương. Chúng tôi đến khách sạn vào khoảng 10 giờ tối, vì vậy sau khi làm thủ tục nhận phòng, V-team đã có buổi họp với anh Harry và chị Trang để chuẩn bị cho công việc ngày mai.
Sáng ngày hôm sau, một buổi lễ chào mừng đã được tổ chức tại xã Phong Thanh giúp tình nguyện viên có nhiều niềm tin và động lực cho những ngày tới.
Những ngày làm việc tại xã Phong Thạnh:
Những ngày tiếp theo, dù phải làm việc vất vả và phần lớn là công việc mới mẻ, mọi người đã cố gắng học hỏi và giúp đỡ nhau để vượt qua được khó khăn và thử thách. Chuyến đi đã ghi lại biết bao mồ hôi, nụ cười, nước mắt cũng như tình bạn mà có thể các thành viên chỉ trải qua một lời trong đời.
Những bài học thí nghiệm từ tình nguyện viên
Mỗi ngày, toàn bộ nhóm sẽ được chia thành 3 nhóm đội, một là đội giảng dạy, hai là đội xây dựng và đội là “giữ nhà”. Đội “giữ nhà” có trách nhiệm nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa trong khi những người khác đang làm việc tại trường và khu xây dựng.
Vào ngày 24 tháng 3, cả nhóm đã có một buổi sáng ý nghĩa với hoạt động House Hold Visit tại xã Phong Thành. S-Team có cơ hội để biết thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương và những khó khăn của họ. Buổi chiều, mọi người đến thư viện để tổ chức Library Event cho học sinh. Mặc dù mệt, mọi người đều có một kỳ nghỉ đáng nhớ.
Vào ngày 25 tháng 3, mọi người đã có cơ hội đến thăm hai ngôi chùa và thử tài bắt cá.
Vào ngày 27 tháng 3, chúng tôi đã có một tiệc chia tay ấm áp với giáo viên và học sinh trường THCS Phong Thành.
Vào ngày 28 tháng 3, chúng tôi đã có buổi lễ khánh thành ngôi nhà mới, ăn trưa với chính quyền địa phương và tổ chức đêm giao lưu văn hoá cùng với dự án 1806.
Cảm nhận của tình nguyện viên
Trần Kim Oanh
Đây là lần đầu tiên tôi tham gia dự án tình nguyện dài ngày như thế mà còn ở xa thành phố , ngoài mang tâm trạng háo hức ra thì tôi cũng rất lo lắng và bối rối liệu rằng có tương tác được với mấy bạn Sing hay không ,..vv… Suy nghĩ đủ thứ linh tinh trên đời !!!!
Cho đến những ngày gặp mặt đầu tiên cũng không hết tâm trạng ấy ,nhớ lần đầu tiên tôi giới thiệu tên là trên chuyến xe bus xuống Trà Vinh : ‘’Hi! I’m Orin!’’ , tất cả mọi người đều đồng thanh chào lại , ‘’Hello , Orin!’’. Dường như lúc ấy mọi nỗi lo âu đã vơi đi phân nữa! Bây giờ mọi người đã là bạn của nhau!
Cảm ơn ECO VIETNAM GROUP đã tạo ra môi trường cho chúng tôi được thử sức mình. Tất cả những hoạt động trong OSL đều là lần đầu tiên trong đời được làm những chuyện ấy!!
Từ việc dậy sớm đi chợ , dạy học vật lý, đi xây nhà , đến đi thăm hộ dân , tổ chức một buổi giao lưu văn hóa hoàng tráng , dịch một- một , làm MC,…vv…. Mọi thứ đều mới mẻ và không thiếu phần khó khăn , những bài học tôi nhận được nhiều hơn thế nữa , trái tim của tôi được lấp đầy bởi những yêu thương chân chất nhất . Niềm vui sướng khi được giúp đỡ người khác ,mang lại cho họ nụ cười là cảm xúc trào dâng trong tôi không thể dùng lời để tả . Nó là những trãi nghiệm quý giá mà tôi có được .
Nhớ những lần đi xây dựng , nắng chang chang , chúng tôi vẫn cười toe toét cùng với những giọt mồ hôi nhễ nhại lăn trên gò má . Thương những lần trò chuyện , chia sẽ cùng bé Thanh , nhớ ánh mắt trìu mến của em . Tôi có cảm giác như chị em ruột thịt trong nhà . Chắc rằng các bạn Steam cũng cảm thấy như thế .Tôi cảm nhận rằng họ đã dồn hết tâm tư tình cảm , hi vọng vào từng viên gạch , mẻ hồ , ngoài ra còn rất chăm chút vẽ con Doreamon mà em thích trong phòng ngủ. Chỉ mong em có một căn nhà yêu thích , che chở nắng mưa , và là động lực cho em học tập tiến bức vào tương lai tươi sáng.
Nhớ những nụ cười ấm áp và sự tiếp đón nồng nhiệt từ người địa phương , nhớ người phụ nữ gần chỗ xây dựng luôn đem nón lá ra cho chúng tôi , vì sợ chúng tôi say nắng!! ^^ Nhớ người chú chặt dừa cho chúng tôi uống giữa chiều nắng gắt !
Nhớ những giờ dạy trên lớp , nhớ những ánh mắt trầm trồ được xem những thí nghiệm vật lý. Vì đây đều là lần đầu tiên các em được thực hành vật lý trong phòng lab. Nhớ những gương mặt trẻ thơ rạng ngời khi vui chơi cùng các bạn Steam .Nhớ những lúc chúng tôi karaoke rần rần trên xe bus .
Và Những lần được nghe chia sẻ của người dân địa phương, chúng tôi nhận ra vẫn có rất nhiều những hoàn cảnh không may xảy ra xung quanh chúng tôi, và họ cần sự giúp đỡ từ những người khác để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
14 ngày không dài nhưng đủ để chúng tôi học hỏi được nhiều thứ, những điều có thể thay đổi cách sống, cách nghĩ của chúng tôi. Nếu có ai đó hỏi tôi có muốn dự án kéo dài hơn không, tôi sẽ trả lời là “có”. Tôi ước chúng tôi có thêm thời gian để phục vụ, học hỏi, hiểu nhau cũng như để gần gũi nhau hơn nữa.
Dự án đã kết thúc nhưng tiếng vang cũng như những kỷ niệm đẹp và tất cả những điều chúng ta học hỏi được chắc chắn sẽ ở bên chúng ta trong tương lai.
Một lần nữa xin cảm ơn EVG, cảm ơn tất cả mọi người.
Lê Thị Như Ý
14 ngày với dự án 1805, đặc biệt là 11 ngày ở Huyện Cầu Kè, đã dạy tôi rất nhiều bài học quý giá mà tôi không thể tìm thấy trong các chương trình tình nguyện khác. Bài học đầu tiên là những khó khăn khi tổ chức một dự án, đặc biệt là một dự án làm việc với người ngoại quốc. Chúng ta phải quan tâm đến sự an toàn, thói quen ăn uống, và đôi khi cả tư trang của họ. Khó khăn hơn khi đôi lúc họ không nhận ra sự an toàn của bản thân quan trọng như thế nào. Nhiều tình nguyện viên không đeo mũ, khẩu trang khi họ làm công việc xây dựng. Tôi nghĩ các bạn nhậu quá nhiều, nhưng tôi không thể làm gì được vì các bạn được sự cho phép của thầy Andy. Theo tôi, họ chỉ nên nhậu vào cuối tuần vì nếu họ nhậu mỗi ngày, hình ảnh của họ với người dân địa phương có thể bị ảnh hưởng. Một số người nói với tôi rằng “Không có gì xảy ra” tuy nhiên nó không có nghĩa là “Sẽ không có chuyện gì xảy ra”. Bài học thứ hai là làm thế nào để giao tiếp với không chỉ tình nguyện viên của Singapore mà cả người dân địa phương như giáo viên, học sinh. Bởi vì nếu có bất kỳ sự hiểu lầm nào rất khó để giải thích sau đó. Với sinh viên, tôi cần phải kiên nhẫn và bình tĩnh hơn vì các em rất ngay thơ và dễ bị tổn thương. Đây là lần đầu tiên các em có cơ hội học thí nghiệm vật lý, có rất nhiều điều mới nên tôi rất tiếc vì không có nhiều thời gian để giải thích rõ hơn cho các em.
Trở thành tình nguyện cho dự án này là một trong những quyết định ý nghĩa nhất trong đời của sinh viên tôi. Những ngày đầu thật khó khăng khi tôi không biết phải làm gì và làm thế nào để tôi có thể giao tiếp với S-team. Tôi phải học nhiều điều và để ý đến cả những chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất mà tôi phải đối mặt là rào cản ngôn ngữ. Sau khi nói chuyện với các bạn nhiều hơn, tôi đã học được rất nhiều điều thú vị từ họ như tinh thần trách nhiệm, tài năng, tình bạn của họ. Tôi nhận ra khi chúng ta mở lòng với người khác, họ có thể cảm nhận mà không cần quá nhiều ngôn từ để giải thích. Về hoạt động giảng dạy, tôi có thể hiểu được khó khăn khi học sinh từ một trường học ở nông thôn học các thí nghiệm vật lý với người nước ngoài. Tuy nhiên, các em đã cố gắng hết sức tập trung, làm theo hướng dẫn của S-team và lắng nghe lời giải thích của tôi. Tôi có thể cảm thấy các em rất mong muốn được học những thứ mới và đôi khi sự phấn khích của các em khi tự mình tiến hành các thí nghiệm làm cho tôi cảm thấy thực sự hạnh phúc. Tôi cũng đã có cơ hội chơi chung với các em. Tôi yêu nụ cười của các em học sinh rất nhiều. Đôi khi, các em còn ngại S-team, nhưng nhờ sự thân thiện của các bạn Sing, nhiều học sinh đã tự tin hơn và dường như không còn khoảng cách giữa mọi người với nhau. Về hoạt động xây nhà, tôi có thể cảm thấy nỗ lực của S-team khi họ muốn hoàn thành ngôi nhà đúng thời gian. Mặc dù họ không biết gì về việc xây dựng một ngôi nhà trước khi họ đến đây, họ học hỏi và nghe theo những người thợ một cách nghiêm túc. Tôi cũng thích cách họ tận hưởng công việc của mình (nghe nhạc, trêu đùa, hút thuốc và cả ăn kem). Tuy nhiên, điều đọng lại trong tâm trí tôi nhiều nhất là thái độ của Thanh và các thành viên trong gia đình em. Họ đã đối xử với S-team với tất cả trái tim và sự chân thành. Tôi không thể quên nụ cười và giọt nước mắt của em vào ngày cuối cùng của dự án, em đã trải qua quá nhiều bất hạnh trong cuộc đời mình rồi. Từ nay, em có quyền được hạnh phúc như bao người khác. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự kính trọng đối với anh Harry Văn An và chị Thuận Trang. Tôi thực sự đánh giá cao những đóng góp của anh chị cho sự phát triển của hoạt động tình nguyện vì sự phát triển cộng đồng ở nước ta. Tôi hy vọng anh chị sẽ tiếp tục công việc ý nghĩa của mình và trở thành một cầu nối để giới thiệu nhiều tổ chức hơn nữa tới Việt Nam trong tương lai.