S2 – Dự án Bếp Xanh

Tên dự án: Bếp Xanh

Thời gian diễn ra: 12/09 – 14/09/2014

Đối tác: Ngân hàng HSBC

Tham gia: nhân viên HSBC và tình nguyện viên của EVG.

Hoạt động chính:

  • Xây 50 cái bếp không khói cho người dân tộc nghèo ở xã vùng cao Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
  • Dạy vệ sinh cá nhân cho các em nhỏ.

Phát quà cho 350 em học sinh trường Tiểu học Gia Bắc10410872_10152687550210977_2156947081469641136_n

Dự án Bếp Xanh là một trong số nhiều dự án mà EVG và đối tác là ngân hàng HSBC thực hiện cho người dân nghèo tại các xã khó khăn như Gia Bắc, An Hiệp…. Lần trước, các anh chị đã xây một số bể chứa nước sinh hoạt cho người dân vùng đất nhiễm mặn An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Lần quay lại này, các anh chị hướng đến vùng đất cao Gia Bắc để hỗ trợ người dân xây dựng bếp không khói.

10599489_10152618013270977_5108799260902526547_n

Bếp không khói là một loại bếp sử dụng tối đa nhiệt lượng tỏa ra từ bếp để nấu chin thức ăn mà thải ra rất ít khí thải, chất khí được thải ra này là khí CO, đỡ độc hại hơn rất nhiều so với CO2 mà bếp thông thường đưa ra môi trường. Ngoài ra, với đặc điểm của người dân tộc K’Ho ở xã Gia Bắc, thì xây luôn bếp trong nhà và đặt cạnh giường ngủ của mình để giữ ấm và thuận tiện thì rất nguy hiểm, họ sẽ ngủ chung với khí độc hại CO2 ngày qua ngày.

Ngày 12 tháng 9, toàn bộ tình nguyện viên và đối tác xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh lên xã Gia Bắc với niềm tin sẽ xua tan khí độc CO2 trong từng hộ dân nghèo và đem đến giấc ngủ ấm áp cho những đứa trẻ vùng cao. Với Khí thế hùng hục, vừa đặt chân tới Thư viện Cộng đồng tại đây, mọi người tranh thủ ăn cơm và nghỉ ngơi ngay để lấy sức chiều bắt tay vào làm việc.

10606361_10152687540865977_946639135881057912_n

“Không hề mệt mỏi và làm việc hăng say”, đó là cách mà toàn bộ tình nguyện viên và các anh chị đối tác mô tả lẫn nhau. Sức trẻ và sức khỏe vẫn luôn bùng cháy trong bản thân của mọi người sau những ngày tháng học tập và làm việc mệt mỏi tại nơi học tập và làm việc. Mọi người liên tục thay đổi công việc cho nhau từ làm khung để đổ bê tông, cho tới trộn bê tông, người thì xây bếp, bưng gạch…để học hỏi lẫn nhau và được tự tay làm hết các công đoạn của một chiếc bếp hoàn chỉnh.

10606517_10152687544345977_8151073871537679793_n

10614109_10152687549620977_7333135568916116601_n

Bên cạnh việc xây bếp, một phần của dự án là các anh chị đối tác sẽ cùng EVG dạy cho các em nhỏ trường tiểu học Gia Bắc làm vệ sinh cá nhân. Các em nhỏ tỏ ra rất thích thú, vì vừa được học kiến thức hữu ích, mà lại còn được tặng quà nếu trả lời đúng các câu hỏi anh chị đưa ra, ai ai củng tranh nhau giơ tay để trả lời những câu hỏi nhằm mang về cho mình những phần quà.

10922614_10152948747940977_2501820686682899350_n  68937_10152687550275977_8454815441068002726_n 1424459_10152687543750977_7684826335481102526_n 1546107_10152687541755977_6966287100880758060_n

Sau buổi dạy các em nhỏ làm vệ sinh cá nhân, các em được tặng 350 phần quà, ẩn trong từng gói quà đó là tình cảm anh em của tất cả mọi người với nhau, tinh thần “lá lành đùm lá rách” được các anh chị đối tác HSBC đem từ miền xuôi lên miền ngược để đong đầy tình yêu thương. Có một anh là nhân viên của HSBC sau khi đi dự án về đã nói: “nhớ quá, nhớ quá”, có lẽ tuy chỉ mới gặp có 3 ngày nhưng sự gần gũi và ấm áp nơi con người miền núi đã khiến cho tấm lòng tình nguyện của người con trai thành phố thổn thức, luôn muốn được cống hiến giúp đỡ cộng đồng nhiều hơn nửa.

Kết thúc dự án, mỗi người lại học được cho mình những bài học mới, biết thêm được những người bạn mới, chung tay giúp ích cho xã hội để cùng chung phát triển những giá trị vững bền.

Gia Bắc Community Volunteering Center

Gia Bắc Community Volunteering Center

Trung tâm tình nguyện cộng đồng Gia Bắc được khởi công xây dựng vào đầu tháng 11 năm 2011 dưới sự hợp tác của các bạn tình nguyện viên Việt Nam và các đối tác. Cho tới thời điểm này thì trung tâm đã thật sự hoàn thiện. Cấu truc của trung tâm:

  1. Thư viện: được thực hiện từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012 do EVG phối hợp cùng với học sinh trường phổ thông Saint Andrew (Saint Andrew Junior College) và sinh viên trường Đại Học Quản Lý Singapore (Singapore Management University) là nơi để các em đồng bào dân tộc K’Ho giao lưu học hỏi sinh hoạt và đọc sách. Có hơn hàng trăm cuốn sách văn hóa, sách khoa học cho các em thỏa sức lựa chọn tham khảo để nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó thư viện còn trang bị dụng cụ dạy học đầy đủ và tạo môi trường thân thiện thoải mái cho các em học sinh Gia Bắc có điều kiện học tốt nhất. Thiết kế phòng rộng, cửa mở lớn tạo không gian mát mẻ rộng rãi để các em tự do sinh hoạt và cách bài trí sách vở dụng cụ gọn gàng ngăn nắp cho các em cảm thấy được sự nghiêm túc trong học tập.
  2. Phòng học: Xây dựng và hoàn thành vào năm 2014, do ECO Vietanm Group phối hợp cùng học sinh hai trường Saint Andrew Junior College và trường Nanyang Girls’ High School gồm 2 gian phòng, là nơi EVG thực hiện các lớp học hè với bàn ghế đầy đủ các thiết bị học tập cơ bản.
  3. Phòng lưu trữ văn hóa dân tộc K’oh: Xây dựng và hoàn thành vào năm 2014, do ECO Vietnam Group phối hợp cùng học sinh trường Saint Andrew Junior College và trường Nanyang Girls ‘ High School . Phòng lưu trữ văn hóa được thành lập với mục đích trưng bày và gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc K’Ho
  4. Tại trung tâm còn có nhà vệ sinh cộng đồng gồm có 6 toilet, 6 nhà tắm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh Gia Bắc khi đến học tại Thư Viện.Quỹ xây dựng toilet được hỗ trợ bởi tổ chức Because Vietnam và chương trình gây quỹ Lan Tỏa Yêu Thương vừa qua của ECO Vietnam Group.602104_10152063905960977_770150898_n

Trung tâm tình nguyện Gia Bắc cũng là một đứa con tinh thần mà ECO Vietnam Group đã ấp ủ từ rất lâu. Với mong muốn tạo được môi trường dạy và học tốt nhất cho các em học sinh Gia Bắc, giúp cho các em có tinh thần học hỏi, thích đọc sách nhằm xóa nạn mù chữ và trang bị cho các em những kỹ năng sống trước khi bước vào đời. Với những mong muốn ấy, ECO Vietnam Group đã hoàn thành tâm nguyện của mình cũng như tâm nguyện của các em trên Gia Bắc khi hoàn thành xây dựng trung tâm.

1939444_356952991110229_1552730549_n

10153126_356952674443594_864453211_n  943704_683983728286811_489212199_n 1001276_344532102352318_221794986_n

EVG tham gia Conference tại Hong Kong

IMG_6631

Service learning tuy còn lạ lẫm ở Việt Nam nhưng tại các nước bạn, mô hình này đã phát triển rất mạnh mẽ và sâu rộng tại các trường đại học. Mới đây, trường đại học Hong Kong Polytechnic University đã tổ chức hội nghị trao đổi về service learning của các trường đại học tại các quốc gia với hàng trăm giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên về phương pháp này trên thế giới.

IMG_6748

Hội nghị này được tổ chức định kì 2 năm một lần, và năm nay với tên gọi là: The Second Summit on University Social Responsibility Cum Inaugural International Conference on Service – Learning,  nhằm chia sẻ những nghiên cứu và kinh nghiệm của mình về service learning. Tại đây, các giáo sư và chuyên viên nghiên cứu mô hình này tại các trường đã trao đổi với nhau về những thuận lợi, khó khăn và những lưu ý khi dạy học theo cách này để phát triển đúng điểm mạnh của phương pháp.

Nội dung được nói nhiều nhất của lần hội nghị năm nay đó chính là chia sẻ trách nhiệm xã hội của trường học cho cộng đồng. Mục tiêu của các trường phải nhắm tới đào tạo sinh viên vừa giỏi kiến thức chuyên ngành, vừa có trách nhiệm xã hội. Trường học phải có nhiều hoạt động liên quan tới công tác xã hội cho sinh viên và giảng viên để rèn luyện ý thức về các vấn đề xã hội và sử dụng mục tiêu đó hướng tới sự phát triền bền vững của con người và xã hội.

IMG_6766

Toàn hội nghị hướng tới một mục tiêu chung đó là phát triển mô hình service learning lớn mạnh thông qua những chia sẻ và gặp mặt giữa các giáo sư, trường đại học, tổ chức phi chính phủ qua đó học tập lẫn nhau những kinh nghiệm quý báu.  Các chương trình Overseas Service Learning tiếp tục được đẩy mạnh tại khắp các nơi trên thế giới, không phân biệt sắc tộc, rào cản ngôn ngữ, thiếu thốn vật chất.

ECO Vietnam Group vinh dự là một trong hai tổ chức phi chính phủ/phi lợi nhuận được mời tham gia hội nghị lần này, qua đó để khẳng định lại hướng đi của EVG là đúng đắn, mang tới những giá trị thiết thực cho sinh viên và cộng đồng, tiếp tục là tổ chức đi đầu về service learning ở Việt Nam. Bản thân EVG củng đã được các trường đại học tại Hong Kong, Đài Loan, Mỹ liên hệ để có thể thực hiện service learning tại Việt Nam trong tương lai. Lần tham dự hội nghị này đối với bản thân EVG giống như là sự công nhận quá trình hoạt động không mệt mỏi để hướng tới những giá trị thiết thực nhất cho cộng đồng và xã hội.

10950218_10203344926329530_372902441_n

Bên lề của hội nghị, EVG còn dành chút thời gian để đến với cuộc biểu tình đòi dân chủ của các bạn sinh viên tại Hong Kong để biết được tình hình các bạn trẻ tại đây đang sống và đấu tranh như thế nào.

1401 – Dự án SPRING HORSE

  1. Sơ lược dự án:
  • Dự án SPRING HORSE 
  • Thời gian diễn ra: 9/3/2014 – 22/3/2014
  • Địa điểm: xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
  • Thành phần tham gia: 24 sinh viên trường Ngee Ann Polytechnic cùng 2 giáo viên của trường; 4 TNV Việt Nam cùng các thành viên của ECO Vietnam Group

Spring Horse là dự án đầu tiên của năm 2014, do ECO Vietnam Group thực hiện, trong sự hợp tác với trường Ngee Ann Polytechnic-Singapore, sự tham gia chính thức của 4 TNV Việt Nam và sự hỗ trợ của các thành viên EVG, nhằm cải thiện cuộc sống của người dân, đặc biệt là các em nhỏ ở xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Các công việc chính của dự án có thể kể đến như nâng nền thư viện Gia Bắc, đan cửa tre cho thư viện, dạy Tiếng Anh cho các em thiếu nhi, thăm hộ nghèo, tổ chức Hội chợ sách và Đêm giao lưu văn hóa cho các em nhỏ cũng như người dân ở xã Gia Bắc.

1978622_10201510703675110_1328559171_n

       2. Quá trình hoạt động:

Ngày 9/3/2014:

–         2.00 pm, 4 TNV Việt Nam và anh Harry tập trung tại sân bay Tân Sơn Nhất.

–         3.00 pm,  đoàn Việt Nam gặp gỡ và chụp hình với các TNV Sing tại sân bay Tân Sơn Nhất.

–         3.15 pm, toàn đoàn di chuyển đến Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh.

–         5.00 pm, đoàn đến khách sạn Đình Phát thực hiện check in cho phía Sing.

–         6.00 pm, toàn đoàn di chuyển đến Cửa hàng Như Lan để ăn tối.

–         6.45 pm, TNV Việt chia thành 4 nhóm đễ dẫn dắt TNV Sing tham quan và mua sắm tại Chợ Bến Thành.

–         8.45 pm, TNV Sing trở về khách sạn nghỉ ngơi.

Ngày 10/3/2014:

–         5.30 am, 4 TNV Việt Nam tập trung tại trụ sở của ECO Việt Nam Group trên đường Nguyễn Hữu Cảnh để chuyển logistic lên xe.

–         6.00 am, xe bus di chuyển đến Khách sạn để đón TNV Sing.

–         6.30 am, toàn đoàn khởi hành di chuyển đến Gia Bắc.

–         9.00 am, toàn đoàn dừng chân, ăn sáng tại Đồng Nai.

–         1.00 pm, toàn đoàn dừng chân, ăn trưa tại Phan Thiết.

–         3.15 pm, toàn đoàn có mặt tại Gia Bắc, chuyển hành lý, logistic vào khu vực sinh hoạt.

–         Anh Được dẫn đoàn tham quan một vài địa điểm và công trình từ các dự án trước của EVG tại Gia Bắc, hướng dẫn về địa điểm sinh hoạt làm việc trong những ngày sắp tới ở Gia Bắc.

 10001529_10152256230580977_1154215609_n

Ngày 11/3 – 20/3:

Các công việc chính trong 10 ngày này là nâng nền thư viện; đan cửa tre; làm sạch cửa tre; làm việc nhà ngay tại khuôn viên Trung tâm; và dạy học cho ba lớp 4A, 4B, 4C vào mỗi buổi chiều tại trường tiểu học Gia Bắc.

  • Đan Cửa Tre Cho Thư Viện

Với việc đan cửa tre, trong 3 ngày đầu, công việc được thực hiện vào buổi sáng. Những ngày tiếp theo, việc đan cửa được thực hiện vào cả buổi chiều. Đây là công việc không quá nặng nhọc nhưng nó đòi hỏi tính kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng làm việc nhóm. TNV khi tham gia cần chịu khó quan sát, tư duy và thực hiện theo hướng dẫn của thợ. Công việc có thuận lợi là nơi làm việc rộng rãi, thợ đan tre nhiệt tình chỉ dẫn, các phụ trang bảo hộ lao động như bao tay, khẩu trang được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, làm việc liên tục dưới tiết trời nắng nóng khiến các TNV dễ mất sức.

Kết quả đạt được: hơn 50% số cửa tre của thư viện do chính tay TNV Việt – Sing hợp tác thực hiện đều đạt yêu cầu. Mọi người đều cảm thấy vui và hài lòng với thành quả công việc. Học tập được tính kiên trì trong công việc, không ngại khó, sẵn sang sửa chữa khi có sai sót, biết lắng nghe và hơn hết là tinh thần đoàn kết, nỗ lực trong công việc và tôn trọng kỷ luật.

  • Nâng nền Thư viện

Mở đầu cho ngày làm việc đầu tiên của công tác nâng nền là dọn dẹp thư viện để lấy mặt bằng, dời sách và các vật dụng ra ngoài, sau đó tiến hành dỡ bỏ lớp xi măng cũ. Để làm được điều này, các bạn TNV Sing và Việt Nam phải dùng khá nhiều sức lực đập, dằm nát bề mặt xi măng cũ. Công việc tưởng chừng là quá sức đối với các bạn nữ, nhưng rất thú vị và may mắn là các TNV bất kể nam nữ đều muốn thử sức và hăng say với công việc. Công việc được hoàn thành mà không mất quá nhiều thời gian.

Những ngày sau đó, các TNV chủ yếu thực hiện công việc lấy cát, đá từ phía ngoài và chuyển vào bên trong khu vực thư viện. Trên tinh thần là có máy trộn bê tông nên các bạn TNV sẽ không phải trộn thủ công. Nhưng bất ngờ thú vị là ngày hôm đó điện bị cúp, và thế là các bạn TNV có cơ hội tận tay trộn xi măng.

Ngoài ra, các bạn TNV còn tham gia vào công đoạn lát gạch. Nhiệm vụ chính của các bạn là ngâm gạch và di chuyển nó đến nơi cho thợ. Trước khi lát gạch có một việc cần phải làm nữa là trán nền với một lớp xi măng.

Một ngày sau khi gạch đã được lát, các TNV hỗ trợ việc chà ron với xi măng trắng, làm sạch thư viện.

Kết quả: Với công việc này, dù phải bỏ ra rất nhiều sức lực, các bạn TNV Việt Và Sing cũng nhận được rất nhiều: luyện sức bền, sự kiên nhẫn, chịu khó với công việc mình đang làm, cách thức phân chia công việc, thái độ với công việc, tinh thần chủ động, cả những kiến thức cơ bản như cách dùng xẻng, trộn xi măng, lát gạch, chà ron với xi măng trắng,…

 

  • Công việc Nhà

Đây là công việc được thực hiện bởi một nhóm gồm 4-5 TNV Sing và 1 TNV Việt mỗi ngày, luân phiên thay đổi từng ngày. Những việc chính cần làm là: setup bàn ăn, thu dọn bàn ăn, rửa chén, vệ sinh gian phòng ngủ và toilet 2 lần/1 ngày. Ngoài ra là hỗ trợ cô bếp chuẩn bị và sơ chế thức ăn, tráng miệng, thay các túi rác, dọn vệ sinh trong khuôn viên.

Những dụng cụ cần thiết cho công việc được cung cấp đầy đủ. Công việc được phân công rõ ràng. Mặc dù vậy, các bạn chưa quen với việc rửa chén, lau dọn, chùi rửa… nên công việc nhà có kết quả chưa như mong muốn trong những ngày đầu. Về sau khi đã quen với công việc, các bạn TNV hợp tác ăn ý và làm việc hiệu quả hơn. Vệ sinh nhà cửa, khu vực sinh hoạt sạch sẽ và cơ bản đạt yêu cầu.

Kết quả:Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, các công việc được làm với tinh thần trách nhiệm và sự vui vẻ hợp tác.

  • Book fair

Kế hoạch book fair được anh Được và các TNV Việt triển khai đến thầy và các TNV Sing. Các TNV Sing được thầy chia thành nhóm phụ trách hỗ trợ cho các gian hàng tại Book fair.

Công tác chuẩn bị cho Book fair được mọi người thực hiện với thái độ nghiêm túc, dưới sự hỗ trợ tối đa của anh Được.

Kết quả:  Kế hoạch Book fair để ra cơ bản được thực hiện. Các em có cơ hội tham gia các trò chơi, đọc sách, vẽ, tô màu, tự tay làm và trang trí thiệp,…Những hoạt động diễn ra trong Book fair đã thực sự mang đến cho các em niềm vui và tiếng cười.

  • Culture night

Đêm giao lưu văn hoá diễn ra trong thời gian từ 6.30pm – 7.45pm, bao gồm 3 tiết mục từ phía trường Tiểu học Gia Bắc, 2 tiết mục do các TNV Việt khuyến khích các em biểu diễn, 3 tiết mục nằm trong liên khúc của TNV Sing, 1 tiết mục phối hợp biểu diễn giữa TNV Việt và các em nhỏ. Cuối chương trình là phần trao quà bánh cho các em.

Kết quả: Các tiết mục diễn ra trong không khí ấm áp và thân tình, đầy tiếng cười. Các em nhỏ và người dân đến xem khá đông vui. Tất cả các em đều nhận được quà bánh. Có thể nói Đêm giao lưu văn hoá diễn ra thành công tốt đẹp.

  1. Cảm nghĩ về dự án

Cảm nhận của chị Minh:

Để nói về dự án và nói về Gia Bắc.

Về dự án tôi có mấy từ sau: Học hỏi, trải nghiệm và ấn tượng.

Về Gia Bắc tôi có hai từ: Khó khăn, thiếu thốn.

Những ngày trong dự án có đôi khi các kế hoạch đề ra và những điều cần phải làm trong dự án trở thành gánh nặng, nỗi lo cứ đè nặng trên vai tôi, mỗi ngày tôi phải làm việc với hơn 90% năng lượng và tinh thần trách nhiệm, sự kiên nhẫn và không quên học hỏi.

Chính môi trường làm việc, sinh hoạt và thái độ, cách thức làm việc của  những con người tôi làm việc cộng tác như các thành viên của team TNV Việt cho đến Mr. Ok. Đã là động lực cho tôi tiếp tục nỗ lực vì chính điều mà tôi mong muốn mà không phải là vì điều gì đó mà yêu cầu từ phía EVG đặt ra. Bởi lẽ những mong muốn của tôi khi nó thực hiện được thì những gì mà EVG chờ đợi cũng sẽ đạt được.

Sau dự án tôi suy nghĩ nhiều đến vốn tiếng Anh của mình cần được trau dồi hơn . Suy nghĩ nhiều về sự khác biệt trong văn hoá và nền giáo dục, về thái độ và tác phong , cách ứng xử trong công việc và với những người cộng tác.

Từ đó tôi trưởng thành hơn khi qua dự án này. Đây có thể là một trong những viên gạch cho tôi và các bạn nền tảng vững chắc trước khi chúng ta bước vào xã hội.

Chúc các bạn thành công.

Hồng Minh

Đó không chỉ là những trải nghiệm đầu tiên đối với các TNV Singapore mà còn đối với cả chúng tôi.

1316 – DỰ ÁN HOME

1. Dự án Home là dự án kết hợp giữa EVG và nhóm sinh viên trường Singapore Management University (Singapore), được thực hiện tại xã Gia Bắc, một xã nghèo thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Để giúp đỡ cộng đồng còn nhiều khó khăn tại xã Gia Bắc, nhóm tình nguyện viên đến từ EVG và SMU đã có hai hoạt động chính đó là: xây dựng ECO Love House và dạy Tiếng Anh cho trẻ em lớp 3 tại trường tiểu học Gia Bắc.

Trong 2 tuần lễ từ ngày 8/12/2013 đến ngày 22/12/2013, dự án HOME đã diễn ra vô cùng sôi nổi cùng với sự hết mình của các bạn tình nguyện viên, tuy phải đối mặt với không ít những khó khăn nhưng các hoạt động cộng đồng đã được thực hiện rất thành công. Hãy cùng nhìn lại chặng đường mà dự án đã đi qua trong vòng 14 ngày tại xã Gia Bắc.

IMG_1222

2. Sau một đêm nghỉ ngơi ở Phan Thiết sau khi đáp máy bay xuống thành phố HCM và sau một ngày làm quen với Thư viện Cộng đồng cũng như những khu vực lân cận, sang ngày 10/12, chúng tôi đã bắt tay ngay vào công việc. 34 TNV chúng tôi chia làm 3 nhóm, 1 nhóm đi xây nhà, 1 nhóm dạy Tiếng Anh tại trường tiểu học và nhóm còn lại sẽ làm những công việc nhà để đảm bảo một chỗ ở sạch sẽ, gọn gang và nấu ăn cho cả nhóm. Công việc sẽ được hoán chuyển giữa các nhóm vào những ngày sau. Mỗi nhóm có những công việc thú vị riêng. Có bạn được tiếp xúc với các em nhỏ tuy e thẹn nhưng rất đáng yêu, có bạn lần đầu tiên được cầm cuốc, xẻng…và có bạn thì rất hào hứng rửa chén, nhặt rau…Tuy nhiên, tất cả mọi người đều sẵn sàng cho những điều sắp đến.

3. Ngày đầu tiên, công việc còn khá khó khăn và xa lạ. Đặc biệt là đối với nhóm đi xây nhà. Dường như cuốc đất, trộn hồ, xây tường…là những công việc rất mới mẻ đối với các bạn. Tuy nhiên, dưới thời tiết nóng bức cùng với những công việc nặng nhọc, các bạn vẫn hăng say làm hết mình và được đánh giá là hoàn thành công việc nhanh hơn dự kiến.

Và những ngày sau, khi đã quen dần với công việc, các bạn tình nguyện viên đến từ SMU dường như là những “chuyên gia” trong xây dựng, họ thậm chí có thể hiểu ý thợ xây mà không cần sự phiên dịch của các tình nguyện viên Việt Nam. Các bạn luôn sang tạo trong công việc, những “human chain” được thành lập khi cần phải di chuyển vật liệu từ ngoài vào trong. Học việc rất nhanh cũng là một ưu điểm nổi trội của các bạn. Nhóm đi xây nhà luôn là nhóm đổ nhiều mồ hôi nhất, tuy nhiên, luôn là nhóm hoàn thành được tiến trình công việc sớm hơn dự kiến.

IMG_1228

Và thời tiết ở Gia Bắc cũng khá thuận lợi cho việc xây dựng, ban ngày trời nắng, không mưa. Vì vậy, tiến độ công việc luôn được đảm bảo.

Dường như khó khăn nhất trong quá trình xây nhà đó là công đoạn đan tre vào những ngày cuối cùng. Đó là một công việc cần có quy luật, và đòi hỏi phải có kĩ năng cũng như tính cẩn thận cao. Các bạn tỏ ra vô cùng hứng thú với việc đan tre, và cùng với sự trợ giúp của thợ, các bạn tình nguyện viên cũng đã học được cách đan tre cơ bản.

Kết thúc những ngày xây dựng nhiều mồ hôi và công sức, khi đoàn rời Gia Bắc thì căn nhà đã hoàn thành được 90%. Các bạn rất vui với thành quả mà mình đã đạt được.

4. Công việc dạy học dường như là một công việc nhẹ nhàng và ít khó khăn hơn. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Dạy Tiếng Anh cũng vô cùng sôi nổi và thú vị. Lần đầu được tiếp xúc với các em ở đây, các bạn tình nguyện viên đã rất ấn tượng và quý mến. Vì các em đã mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều so với trước kia, nên tiết học rất sôi nổi và các em rất nhanh đã làm quen với các anh chị.

Cùng với phương pháp dạy học vui nhộn và sự kết nối hiệu quả giữa các bạn tình nguyện viên, bài học được các em tiếp thu khá nhanh. Ngoài học những bài học Tiếng Anh, các anh chị còn dạy các em nhảy múa và hát những ca khúc thiếu nhi vui nhộn. Các em nhanh chóng nhớ tên và hòa mình vào cùng với các anh chị.

Khó khăn của việc dạy học chính là phải biết cách giao tiếp với các em, tạo cho các em sự hứng thú với bài học và quan trọng hơn cả là gây được cảm tình với các em nhỏ. Trong 3 lớp 3A, 3B và 3C thì 3A là lớp hiếu động nhất, tuy nhiên cũng là lớp sôi nổi với bài học nhất. Vì vậy, bên cạnh một vài tình nguyện viên rất “sợ” lớp 3A thì cũng có rất nhiều tình nguyện viên yêu thích sự năng nổ của các em.

Làm sao để các em nhớ được những từ vựng là một điều rất quan trọng. Vì vậy, tình nguyện viên đến từ SMU và cả tình nguyện viên Việt Nam luôn bàn bạc về mỗi tiết học trước khi đến dạy cho các em. 2 bên đã phối hợp rất ăn ý với nhau. Các bạn còn chuẩn bị rất nhiều trò chơi lien quan đến bài học, và các dụng cụ để các em không cảm thấy nhàm chán. Có thể nói, nhóm dạy Tiếng Anh rất đầu tư vào các tiết dạy của mình.

Bên cạnh đó, các bạn tình nguyện viên SMU còn được học Tiếng Việt do chính các em hướng dẫn. Vì các bạn rất mong muốn được giao tiếp với các em dễ dàng hơn, nên các bạn học Tiếng Việt rất nhanh. Vì thế, những tiết học cũng trở nên thú vị hơn.

IMG_1243

5. Cuối cùng là nhóm làm việc nhà. Có lẽ đây cũng là những công việc mới mẻ không kém gì so với đi xây dựng. So với cuộc sống tiện nghi của các bạn tại đất nước Singapore thì những công việc nhà này quả thật là những thách thức và trải nghiệm rất đáng nhớ. Rửa chén sau mỗi bữa ăn, lau sàn thư viện, giặt găng tay, dọn nhà vệ sinh và nấu ăn…tất cả đều được hoàn thành tốt mỗi ngày. Có lẽ công việc nhà sẽ không trở thành thử thách quá lớn đối với các bạn nếu không xảy ra sự cố là cô nấu bếp phải về lại thành phố. Mọi người tự nấu ăn, tuy rất khó để nấu ăn cho 1 nhóm đông người như vậy nhưng dường như những ngày sau đó thức ăn vẫn rất ngon và đảm bảo an toàn. Không ai than phiền hay lo ngại về sự cố mà mọi người cùng nhau nấu ăn rất vui vẻ.

Tuy điều kiện điện, nước vẫn còn đôi chút khó khăn nhưng vẫn không làm giảm sút nhiệt huyết của cả đoàn. Nếu hết nước thì mọi người cùng đợi, nếu không thể câu nước lên bồn thì giúp nhau lấy xô múc nước. Cúp điện thì cùng nhau làm việc trong ánh nến. Tất cả đều là những trải nghiệm thú vị mà mọi người đều hào hứng chấp nhận.

6. Ngoài những ngày làm việc, cả đoàn còn có cơ hội đi tham quan và tắm thác. Bên cạnh đó còn có một buổi đến thăm hộ nghèo và tổ chức Food Exchange tại thư viện cũng như tổ chức Library Event cho các em nhỏ tại trường Tiểu học Gia Bắc.

Library Event: Có 11 gian hang trò chơi của cả các bạn TNV Singapore và TNV Việt Nam. Các em nhỏ tuy không tham gia đông như dự kiến nhưng ai cũng rất hào hứng và chơi hết mình. Các bé gái không mạnh dạn như các ban nam thì tham gia các gian hàng tĩnh(tô tượng, tô tranh cát và tô màu). Cuối giờ, các em được tham gia trò chơi lớn và nhận quà.

Library Event đã kết thúc rất thành công. Các trò chơi mà các anh chị chuẩn bị vô cùng mới lạ và hấp dẫn. Tuy trời nắng ai cũng thấm mệt nhưng mọi người đều cười rất tươi và cùng hòa mình với các em nhỏ.

7. Culture Night:

Trước khi dự án kết thúc và đoàn rời khỏi Gia Bắc, mọi người đã tổ chức một đêm văn nghệ cũng như đêm Giáng sinh đầy ý nghĩa cho trẻ em ở Thư viện.

Cùng với 3 tiết mục nhảy của các TNV SMU và 1 tiết mục nhảy của TNV Việt Nam, 2 vở kịch thì các bạn còn hát các ca khúc Giáng sinh. Đặc biệt hơn cả là bài hát Tôi yêu Việt Nam do các bạn TNV SMU trình bày. Các em nhỏ đã có được một đêm văn nghệ rất vui, sau đó được nhận quà từ ông già noel.

8. Kết thúc dự án là R&R trip kéo dài hơn 1 ngày tại thành phố HCM. Các thành viên trong đoàn đã có cơ hội thân với nhau và hiểu nhau hơn. Mọi người đều rất tiếc vì cuối cùng đã kết thúc chuyến đi đầy ý nghĩa và quay về.  Tuy nhiên, đây sẽ là một kỷ niệm vô cùng đáng nhớ. Mọi người đều mong rằng sẽ lại gặp nhau trong một dự án OCIP khác.

Tạm biệt các bạn TNV đến từ SMU.

CẢM ƠN EVG ĐÃ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CÓ ĐƯỢC MỘT CƠ HỘI HỌC HỎI VÀ LÀM NHỮNG VIỆC CÓ ÍCH CHO CỘNG ĐỒNG!

1315 – DỰ ÁN PAY IT FORWARD

Project Pay It Forward khởi đầu cho một sự hợp tác mới giữa EVG và Trường trung học Innova Singapore. Thông qua dự án này, một sự hợp tác mới được hình thành và nâng tầm ảnh hưởng của EVG tại Singapore và tỉnh Đồng Tháp.

Trong tuần từ 3/12/2013 đến 9/12/2013, dự án PAY IT FORWARD do ECO Vietnam Group (EVG) phối hợp cùng trường trung học Innova Singapore đã diễn ra trong không khí vô cùng sôi nổi. Được tổ chức tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, PAY IT FORWARD là một dự án nhằm giúp đỡ và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương ở xã Phương Thịnh.

1424353_699800766705107_1521588200_n

Chỉ trong 7 ngày ngắn ngủi, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ và khao khát xây dựng, phát triển cộng đồng, gần 60 bạn tình nguyện viên (TNV) đến từ Việt Nam và Singapore đã làm được rất nhiều những công việc ý nghĩa cho cuộc sống của người dân nơi đây. Có thể kể đến các hoạt động tiêu biểu trong dự án lần này như: thăm các hộ dân nghèo, dạy các em nhỏ học tiếng Anh, làm 1km đường đi, xây dựng 2 toilet, cũng như tổ chức tham quan địa đạo Củ Chi và 3 địa điểm tại Tp.Hồ Chí Minh cho các bạn học sinh Singapore.

Ngay ngày đầu tiên đến với Phương Thịnh, các bạn TNV Vietnam và Singapore đã cùng nhau bắt tay xây dựng 2 toilet cho các hộ dân có điều kiện khó khăn. Mặc cho trời nóng nực, muỗi và côn trùng đốt, các bạn vẫn hang say làm việc với mong muốn góp chút sức mình để cải thiện đời sống người dân ở đây.

Hình ảnh các cô, các cậu bé  học sinh trung học tầm 16,17 tuổi cặm cụi đặt từng viên gạch, xúc từng muỗng hồ, chà từng lớp hồ đã khiến cho người dân tại nơi đây không ngớt lời khen ngợi. Vất vả là thế, mệt mỏi là thế nhưng các bạn không bao giờ than mệt, cứ mải mê làm việc như những con ong mật chăm chỉ.

Bên cạnh đó, trong những ngày làm việc tiếp theo, lớp học tiếng Anh tại trường tiểu học Phương Thịnh I,II của những bạn TNV cũng đã tạo được một ấn tượng rất tốt với người dân ở xã Phương Thịnh, đặc biệt là với các em học sinh. Với phương pháp giảng dạy sinh động và thân thiện các buổi học luôn thu hút được các em học sinh tham gia nhiệt tình.

Ngoài những giờ học tiếng Anh trên lớp, các em học sinh còn được chơi đùa, sinh hoạt ngoại khóa với các bạn tình nguyện viên Singapore. Các trò chơi dân gian của Việt Nam hay của Singapore đều được các em hưởng ứng rất tích cực. Các em học sinh ở đây xem các TNV như là anh, là chị của mình. Trền con đường tan trường luôn  xuất hiện hình ảnh các em học sinh nắm tay các TNV, miệng thì cười nói líu lo, tặng cho các bạn Singapore những con cào cào, châu chấu được gấp bằng lá dừa… Mộc mạc và giản dị là thế, có lẽ các bạn sẽ không thể quên hình ảnh và tình cảm của những đứa trẻ ở vùng quê nghèo này.

Tinh thần ấy càng được phát huy cao độ trong hoạt động làm đường đi cho người dân ở xã Phương Thịnh. Dưới cái nắng khắc nghiệt, các bạn học sinh trung học Innova Singapore và các bạn TNV EVG đã hoàn thành 1km đường đá với hi vọng khi mùa mưa tới sẽ không còn ai bị trượt ngã do đường trơn trượt .

Dù công việc có nặng nhọc , là bạn nam hay bạn nữ, các TNV vẫn luôn cố găng để hoàn thành công việc của mình. Làm đường xong, ai nấy cũng đen nhẻm, gầy hẳn đi. Thế nhưng ánh lên trong ánh mắt của các bạn, của các thầy cô hướng dẫn và người dân xã Phương Thịnh là một niềm vui không tả xiết.

Bên cạnh những công việc hàng ngày xuyên suốt dự án , các TNV của dự án Pay It Forward cũng đã dành thời gian để tổ chức một đêm hội giao lưu văn hóa cùng người dân Phương Thịnh. Những bài hát vang lên trong ánh lửa bập bùng của đêm hội, những điệu nhảy tràn đầy sức trẻ, cháy hết mình đã bắt đầu cho cuộc vui trong đêm và khởi đầu cho những tình bạn, tình dân nồng ấm sau này…            

Ngày cuối cùng của dự án, sau khi kết thúc những hoạt động tại xã Phương Thịnh, các bạn TNV Singapore đã có dịp được đến thăm quan địa đạo Củ Chi và một số địa điểm du lịch ở Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chợ Bến Thành. Chuyến tham quan đã thực sự tạọ điều kiện tốt cho các TNV Singapore được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, con người Việt nam.

Kết lại cho 1 tuần hoạt động, dù có những lúc mệt mỏi, chán nản hay bất lực, thế nhưng các bạn TNV của dự án Pay It Forward đã thể hiện đúng được tinh thần của một người hoạt động xã hội. Đó là sự xông pha, không ngại khó, ngại khổ, sự nhiệt huyết và say mê của tuổi trẻ. Theo lời các bạn chia sẻ, chuyến đi này đã giúp cho các bạn trưởng thành hơn rất nhiều, biết yêu quý cuộc sống mình đang có và luôn sẵn lòng để tiếp tục những cuộc hành trình như thế này để giúp đỡ cộng đồng.

Chia tay nhau nhưng trong lòng mỗi TNV Việt Nam và Singapore là những cảm xúc không thể diễn tả bằng lời, là những kết tinh đẹp đẽ, những bài học qúy giá từ hành trình đến Phương Thịnh, của tình bạn và của kỉ niệm mà họ sẽ không thể quên.

1314 – DỰ ÁN SUNSHINE

Sunshine là dự án kết hợp giữa EVG và trường Saint Andrew’s Junior College, được thực hiện tại xã Gia Bắc, xã nghèo nhất thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Người dân Gia Bắc sống chủ yếu nhờ trồng café và bắp, nguồn thu nhập rất thấp nên họ không quan tâm đến vấn đề giáo dục con trẻ của họ. Để thoát nghèo, trước tiên phải thay đổi tư duy và cách suy nghĩ lỗi thời đã hằn sâu trong tâm trí người dân Gia Bắc. Từ từ từng bước, EVG đã và đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu đó.

Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục và việc duy trì bảo vệ nền văn hóa K’hor đang dần mai một, ngày 23/11, chúng tôi, đoàn tình nguyện viên (TNV) Singapore đến từ trường SAJC và 3 TNV ECO Vietnam Group đã tụ họp lại tại mảnh đất Gia Bắc, xã nghèo nhất của huyện Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng cùng nhau xây dựng 1 phòng lớp học và một phòng trưng bày văn hóa với mong muốn tạo ra một nơi trẻ em Gia Bắc có thể tới lui học tập, một nơi người dân Gia Bắc truyền bá và gìn giữ nền văn hóa truyền thống đẹp của mình. Ngoài ra,chúng tôi cũng mang lại những giờ học Tiếng Anh vui vẻ cho các em thuộc trường tiểu học Gia Bắc và mang tặng những phần quà thiết thực cho các hộ nghèo, hoàn thành gần xong việc xây dựng lớp học và phòng trưng bày văn hóa (chưa có cửa).

1471329_694396283912222_1758837681_n

Chỉ trong 10 ngày tại Gia Bắc, đoàn tình nguyện viên chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình:10 lớp học tiếng Anh bổ ích trong 6 ngày, đến thăm hỏi, tặng quà 3 hộ nghèo , thu hoạch café, xây dựng 1 phòng học và 1 phòng trưng bày văn hóa.

Ngày đầu tiên, chúng tôi đặt chân đến Gia Bắc vào buổi chiều tối và nghỉ ngơi, sang ngày thứ hai, chúng tôi đã bắt tay ngay vào công việc. 21 TNV chúng tôi (Singapore và EVG) chia làm 3 đội: 1 đội đi xây, 1 đội ở lại trường tiểu học lo việc dạy học và 1 đội làm việc nhà (nấu ăn , rửa chén, và dọn dẹp vệ sinh). Ngoài ra còn có 1 đội thu hoạch café nhưng chỉ trong 1 ngày (2 buổi: sáng, chiều), vì lí do việc xây dựng có khá nhiều công việc nên chỉ sắp xếp việc hái café vào 1 ngày. Công việc sẽ được hoán chuyển giữa các nhóm vào những ngày sau. Người thì hào hứng xem những hình ảnh con thú, tư liệu giảng dạy cho lớp tiếng Anh, người thì cầm xẻng, cầm nón, tất cả đều sẵn sàng cho những thử thách, trải nghiệm mới.

Trời nắng, các bạn vẫn hái café rất nhiệt tình. Ngoài ra, các tình nguyện viên còn tìm hiểu về quy trình trồng, thu hoạch và sơ chế hạt café, quan tâm đến giá cả, mức sống của những người dân trông café trên mảnh đất đỏ này.

Bên cạnh đó, công việc xây dựng cũng đòi hỏi khá nhiều kĩ năng và công sức.

Dù ban đầu chưa quen việc, các bạn TNV còn bỡ ngỡ, lóng ngóng và chưa nhận thấy được hiệu quả công việc. Nhưng sang các ngày làm việc tiếp theo, các bạn rất ham học hỏi, chịu khó lắng nghe và làm theo, nắm bắt kĩ năng một cách nhanh chóng, tìm được sự hứng thú trong công việc xậy dựng tưởng chừng khô khan và hao tốn sức lực, nhưng những bài học và giá trị của những ngày trở thành công nhân ở Gia Bắc trong 10 ngày là hết sức quý.

Có những ngày công việc nhiều, các bạn tình nguyện viên vẫn chịu khó làm quá giờ để hoàn thành. Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng, cảm giác mêt sau một ngày làm xây dựng, nhưng các bạn đều cảm thấy vui và nhận thấy được thành quả mà mình làm.

Công việc dạy học, tưởng chừng như dễ dàng hơn, vui hơn nhưng cũng có những “cái khổ” riêng. “Cái khổ” ở đây là một số các em trai nghịch ngợm quá thích chơi đùa với các anh chị từ nơi khác đến thăm, trong khi các em gái lại chỉ thụ động, ngồi nhìn. Trong giờ học đầu tiên của lớp 4B, các em trai tranh nhau tham gia trò chơi để nhận quà, làm lớp học có phần ồn ào, còn các em gái dù biết câu trả lời nhưng còn nhút nhát chưa dám lên chơi. Chúng tôi cũng phải để ý, khuyến khích, thậm chí đẩy các em lên trước lớp để nói. Thật vui là các em cũng rất ngoan, nghe lời chúng tôi, vất bỏ sự nhút nhát của mình để tích cực tham gia vào lớp học. Các em còn cùng chúng tôi học nhảy và hát các bài hát tiếng Anh đơn giản, làm không khí lớp học trở nên vui tươi và gần gũi hơn.

Những giờ học chúng tôi mang đến, mục đích một phần là nâng cao trình độ tiếng Anh của các em nhỏ miền núi, nhưng một mục đích khác quan trọng hơn là giúp các em tự tin, dạn dĩ hơn khi sau này lớn lên biết đối nhân xử thế và nhận ra được việc học vui và bổ ích cho tương lai của chúng như thế nào.

Nhìn chung, công việc dạy học được xem là có kết quả tốt ngoài mong đợi khi lôi kéo được nhiều các em học sinh đến thư viện vừa chơi vừa học. Với những bài giảng tiếng anh được chuẩn bị kĩ, chu đáo (tranh vẽ, hình ảnh, bút, viết,…), các bạn tình nguyện viên Sing còn rất nhiệt tình, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để các tiết học sau thành công hơn.

Ngoài những công việc trên, chúng tôi còn tổ chức hai sự kiện:1 buổi library event và 1 đêm giao lưu văn hóa.

Library event đã rất thành công khi thu hút sự tham gia của khá nhiều em nhỏ ở Trường tiều học Gia Bắc. Bao gồm cả trò chơi sáng tạo và vận động, library event đã góp phần tạo một sân chơi nho nhỏ cho các em thiếu nhi Gia Bắc, giúp các em trở nên dạn dĩ, năng động hơn.

Đêm giao lưu văn hóa được tổ chức tại thư viện, không có nhiều khách mời, chỉ có sự tham gia của một số thầy cô từ trưởng tiều học Gia Bắc, các bạn TNV Sing & Việt Nam,và lực lượng khán giả đông đảo nhiệt tình nhất là các em nhỏ và các bậc phụ huynh. Tất cả đã tạo ra một đêm văn nghệ gần gũi, thân thương tạo thêm nhiều sự gắn kết giữa các tình nguyện viên và trẻ em nơi đây.

Những ngày cuối cùng Gia Bắc, đoàn chúng tôi đã tổ chức thăm 3 hộ nghèo và đem tặng những phần quà ý nghĩa và thiết thực nhất. Không chỉ đơn giản là đến thăm hỏi và tặng quà mà qua đó, chúng tôi hiểu thêm về đời sống người dân nơi đây, hiểu được phần nào lí do mảnh đất này còn nghèo, cùng nhau suy nghĩ một cách sâu hơn về những gì việc mình đã làm trong suốt dự án, những đóng góp của bản thân và những bài học giá trị nhận được từ mảnh    đất thân thương này.

Đêm cuối cùng ở Gia Bắc, tình nguyện viên chúng tôi quay quần bên đống lửa, cùng nhau ca hát, cùng nhau tâm sự và chia sẻ những suy nghĩ về nhau, về mảnh đất này.

Trôi qua 10 ngày ở tại Gia Bắc, chúng tôi lên xe về lại TP. Hồ Chí Minh. Không ai nói với ai nhưng tôi tin chúng tôi đã được nhiều trải nghiệm và học được nhiều bài học từ chính mảnh đất Gia Bắc và con người nơi đây.

Sau khi kết thúc những hoạt động tại xã Gia Bắc, các bạn TNV Singapore đã có dịp được đến tham quan Củ Chi và một số địa điểm du lịch ở Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, chợ Bến Thành. Chuyến tham quan đã thực sự tạo điều kiện tốt cho các bạn Singapore có dịp tìm hiểu về lịch sử, văn hoá Việt Nam.

14 ngày trôi qua, dự án đã đến lúc kết thúc. Chia tay nhau, nhưng những gì còn đọng lại trong mỗi TNV là tình bạn, là những bài học về cuộc sống nhận được từ mảnh đất thân thương Gia Bắc, là những kỉ niệm mà họ sẽ không thể quên.

1313 – Dự án GREEN SEED

GREEN SEED PROJECT

16/11/2013 – 23/11/2013

14h25 ngày  16/11/2013 – Sao mấy bé vẫn chưa tới nhỉ? Liệu họ có thấy mình hay không? Cảm giác hồi hộp, lo lắng khi không biết những con người chúng tôi sắp diện kiến sẽ như thế nào đây. Và rồi chuyện gì đến cũng đến, một đoàn người gồm 20 em học sinh nam nữ, 3 Thầy Cô giáo đón chúng tôi với nụ cười tươi rói.

995245_691360174215833_821493755_n

5h00 ngày 17/11/2013 xuất phát- chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình.

Và đúng 14h00 cùng ngày chúng tôi đã có mặt tại xã Gia Bắc – nơi chúng tôi và các em sẽ cũng nhau trải nghiệm những họat động, cùng nhau học hỏi, cùng nhau góp sức để giúp đỡ cộng đồng nơi đây. Dự án của chúng tôi – Green Seed đã thực sự bắt đầu!

5 ngày ở Gia Bắc, chúng tôi đảm nhiệm công việc ở nhiều vị trí khác nhau.

Đầu tiên là việc xây nhà vệ sinh. Tại sao lên đây phải xây nhà vệ sinh? Vì người dân ở Gia Bắc người ta không có thói quen sử dụng nhà vệ sinh, để giải quyết nhu cầu họ chỉ cần ra sau vườn. Mà bạn biết không, nếu không có nhà vệ sinh không những ô nhiễm môi trường mà còn có hại cho sức khỏe bản thân. Chúng tôi có mặt ở đây để giúp họ thay đổi nhận thức, tạo điều kiện để họ có thể cải thiện một phần cuộc sống của mình.

Và việc xây nhà vệ sinh thật không đơn giản. Phải quan sát cách trộn hồ, cách quét hồ lên gạch, cách đặt gạch, cách so thước chỉnh gạch…Cùng sự hỗ trợ của các anh thợ hồ, sau 5 ngày công trình của chúng tôi cũng đã hoàn thành, nhìn mà đẹp lạ, mấy con mắt mở to, vui mừng với thành quả của nhóm.

Tiếp đến là việc hái cà phê, cà phê có thể xem là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Chúng tôi phụ gia đình một người dân nơi đây thu hoạch trái cái phê. Hơn 30 cây được tuốt sạch trái trong 3 buổi lao động.

Rồi đến việc dạy học. Cứ nghĩ rằng rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất trong việc tiếp xúc giữa các bạn Singapore và các em học sinh Gia Bắc. Chính lòng yêu trẻ, sự nhiệt thành và tận tâm từ các bạn là chiếc cầu nối gắn kết được với trẻ.

Theo sự hướng dẫn của chính quyền, chúng tôi được tới thăm những hộ gia đình nghèo, cùng họ trò chuyện để biết thêm về cuộc sống của người dân nơi đây.

Tiếp nối là đêm giao lưu văn hóa giữa SinGapore và Việt Nam được tổ chức vào đêm cuối các bạn Sin ở Gia Bắc. Đêm văn hóa ấy ngoài các tiết mục văn hóa đến từ địa phương, từ thư viện EVG, và các bạn tình nguyện viên Việt Nam, các bạn Singapore đã kết hợp với thư viện đã trao tặng tay hơn 350 phần quà đến các em nhỏ tại xã Gia Bắc.

5 ngày ở Gia Bắc cũng trôi qua, chúng tôi về thành phố Hồ Chí Minh, dẫn các bạn Singapore đi tham quan những địa danh nổi tiếng ở thành phố và rồi đưa các em ra sân bay để các em về lại với gia đình của mình.

Vậy là dự án kết thúc, những cái ôm, bắt tay, bịn rịn không nói nên lời, những món quà nhỏ được gởi trao. Một tuần bên nhau, cùng nhau tham gia những họat động, thời gian không dài và cũng chưa đủ lâu để có thể hiểu rõ từng cá nhân. Nhưng các bạn đã cho chúng tôi thấy được sự nhiệt huyết, ý thức, trách nhiệm cao trong công việc của mình. Cảm ơn các bạn đã cùng chúng tôi đóng góp sức trẻ để xây dựng cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, cảm ơn các bạn đã cùng chúng tôi hoàn thành dự án này một cách trọn vẹn nhất!

 

1312 – DỰ ÁN ANGEL’S SMILE

Dự án phát triển cộng đồng  Angel’s smile là dự án kết hợp giữa EVG và học sinh, giáo viên trường cấp 2 Nanyang Girls’ High School ( Singapore), được thực hiện tại xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Gia Bắc, với 99% dân số là người dân tộc K’Ho, là một trong những xã khó khăn nhất trên đất nước Việt Nam. Thu nhập chính của người dân nơi đây đến từ việc thu hoạch hạt cà phê và trái bắp, nhưng việc trồng trọt, thu hoạch hai loại cây này cũng bị ảnh hưởng nhiều từ thời tiết nên cuộc sống của họ rất khó khăn và bấp bênh. Và cũng chính vì nghèo khó, các em nhỏ nơi đây không nhận được nhiều sự chăm sóc, thương yêu của bố mẹ do bô mẹ phải cả ngày bận làm lụng kiếm tiền, và quan trọng hơn việc học của các em không được sự quan tâm nhiều từ chính gia đình của mình.  Cái vòng tròn luẩn quẩn nghèo đói-ít học- nhân trí thấp-nghèo đói là thứ mà EVG chúng tôi muốn, khao khát được phá vỡ ngay từ những ngày đầu đặt chân lên vùng đất Gia Bắc để làm dự án phát triển cộng đồng cách đây 4 năm.

1464701_690478147637369_1932138047_n

Nối tiếp những dự án trước, từ ngày 15/12/2013 đến 27/12/2013, EVG tiếp tục triển khai một dự án khác tại Gia Bắc với một trong những đối tác lâu năm của EVG, Nanyang Girls’ High School. Nhiệm vụ lần này của chúng tôi là xây 1 nhà vệ sinh EVG cho người dân, 1 lớp học EVG, hái cà phê giúp đợ người dân, dạy học Tiếng Anh cho các em lớp 4, 5, thực hiện “Ngày hội thư viện”  và  đêm văn nghệ cho trẻ em Gia Băc và thăm các hộ nghèo. Trải qua 10 ngày làm việc vất và nhưng cũng rất vui và ý nghĩa tại Gia Bắc, chúng tôi đã về lại Sài Gòn với tâm trạng hạnh phúc vì đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất có thể và hơn thế nữa, đã thu lại cho riêng mình những bài học mà chỉ có Gia Bắc và dự án Angel’s Smile mới có thể mang lại được cho chúng tôi.

Và dưới đây là cảm nghĩ của 2 tình nguyện viên Việt Nam đã tham gia vào dự án. Hãy đọc để biết thêm dự án lần này đã mang lại cho họ những suy nghĩ gì và những cảm xúc gì nhé!

Cũng như hãy xem 1 clip ngắm tổng kết lại những hoạt động và những khoảnh khắc thú vị của chúng tôi trong suốt 10 ngày tại Gia Bắc.

—————————–

“OCIP không mang đến những cảm xúc dữ dội, những suy nghĩ thay đổi bản thân hay một bước ngoặt lớn của cuộc đời. Đơn giản vì đây không phải là lần đầu tiên đi tình nguyện và bản thân cũng đã trải qua những điều đó trước kia nên không dễ để được xúc động mạnh mẽ.

OCIP mang đến cho tôi cảm giác yêu thương Việt Nam của tôi và được nhìn thấy tôi của 5 năm trước. Cung đường đèo ngoằn ngoèo dẫn lên Gia Bắc ngập tràn màu xanh của cây rừng tây nguyên bạt ngàn. Một sự phấn khích trào lên. Lâm Đồng đẹp! Việt Nam đẹp! Đi đâu đâu cũng thấy đẹp! Gia Bắc còn làm cho sự phấn khích đó gia tăng gấp đôi. Ở đây thanh bình, giản dị, dịu mát. Sáng sớm thức dậy lúc 5h30 trong tiết trời se lạnh, ăn sáng lúc 6h30 cùng 20 cô học sinh Singapore trong không khí vui vẻ, ấm cúng. 7h30 mang dụng cụ ra “công trường” đang dở dang thi công. Thiệt tình thì công việc mấy cô bé làm trong 1 tiếng, thợ Việt Nam làm trong 5 phút nhưng họ vẫn say sưa làm. 18h30 mọi người tụ họp trong thư viện để làm cái reflection, người khóc, người cười, rồi ôm nhau cho bớt nhớ nhà. 5 năm trước mình cũng như vậy, ngỡ ngàng trước những điều nhỏ bé ở những nơi xa lạ, bật khóc bật cười rồi từ đó mà trưởng thành hơn.

Trở về thành phố, không còn được thấy sương sớm, không còn tất bật mỗi ngày, vật chất đầy đủ, tinh thần tương đối nhưng them Gia Bắc quá!”

Hoàng Thị Quỳnh Anh

———————————-

Sinh viên mới ra trường ai chẳng đầy hoài bão, đam mê và ham đi. Đi nhiều học nhiều! Tự hào lắm thay! Và cũng tự nhận ra mình chi là chú ếch xanh ngồi nơi đáy giếng.

Nghe chú ếch tự truyện nhé!

Từ nhỏ ba mẹ dạy “Lá lành đùm lá rách”. Ối dào đi cũng nhiều, giúp cũng nhiều đó chứ. Nào là tham gia clb tình nguyện, đi từ thiện. Cứ tin rằng giúp được nhiều người kém may mắn lắm. Nhưng đi OCIP nhận ra rằng “không phải cứ cho là khắc là người nhận sẽ hạnh phúc”.

Tình nguyện lần này tưởng là đi chúng ta cùng tình nguyện ai dè còn có cả trách nhiệm LEAD nữa và đoàn mà ếch lead là trường nữ sinh.

Đừng coi thường phái nữ chúng tôi nha! 30 học sinh, sinh viên, 30 cá tính đó, khác nhau đó mà xây được 1 cái toilet, 1 lớp học.

Vài tối tham gia Reflection về nhau và nói lên những gì tôi học được và tôi lắng nghe những gì bạn học được.

Dự án thì chừng đó thôi mà ếch học được cách xây dựng (trét ximăng, trộn hộ) là lẽ đương nhiên nhưng ếch còn học được rằng người leader muốn xây dựng nhóm thành công thì đừng xét đến thành viên nhóm mình là ai, đến từ đâu mà hãy mở lòng ra, cùng nhau “tám”, đừng tưởng “tám” không mang lại lợi ích nha! Bản thân ai lần đầu gặp nhau chẳng tự gán cho người khác cái nhận định mà bản thân nghĩ là đúng. Rồi mở lòng để thấy con người thật của nhau, cùng nhau làm chứ chỉ tay 5 ngón chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.

Học được rằng cho và nhận tưởng chừng là sự việc đơn giản nhưng nếu tự cho cái nhìn tự mãn thì những việc làm ý nghĩa mình là sẽ hoàn toàn là con số 0. Nếu muốn thành công không chỉ có nội bộ nhóm tự điều chỉnh cho hoà hợp mà còn bao nhiêu nhân tố bên ngoài.

Chuyện không hẳn ngoài lề:

Nếu bn có thc ăn trong t lành, qun áo mc trên người, mt mái nhà để v và mt nơi để ng thì bn đã giàu có hơn 75% dân s thế gii.

Nếu bn có tin trong ví để có thđi bt cđâu bn mun thì bn đã thuc 18% người giàu nht trên thế gii này.

Nếu ngày hôm nay bn vn còn sng khoẻ mạnh, không ốm đau bệnh tật thì bạn đã may mắn hơn triệu người khác, những người sẽ không sống sót qua nổi tuần này.

Và nếu bạn đang thật sự đọc và hiểu những dòng chữ này thì tức là bạn đã may mắn hơn 3 tỉ người không biết đọc-viết hoặc bị thiểu năng trí tuệ trên thế giới này.

Những câu này đọc nhiều lần rồi, nhưng trải qua rồi mới hiểu bản thân may mắn đến mức nào. Cuối dự án được tạo điều kiện thăm nhà dân để hiểu thêm về địa phương thì nhận ra một người cha già cùng 4 đứa con nhỏ, chia sẻ nhau 2 cái giường nhỏ 1m6, 2 tấm chăn.  Hằng ngày họ chỉ ăn cơm độn rau rừng, lâu lâu mới có cá khô ăn dè và khi mùa lạnh đến, củi sẽ không được dùng để sưởi ấm mà được dành để nấu những bữa cơm đạm bạc cho qua cơn đói. Cha già nhiều bệnh không thể đi xa, thửa cà phê cùng thửa bắp thì xa đến cả chục cây số, thế mà hai anh em Út và Út ráng, đứa lớp 1, đứa lớp 2 cùng chị lớp 4 ngày ngày lội quãng đường đèo để chăm bón cà phê và bắp.

Khổ lắm nhưng con vẫn ráng học, cha thà rằng nén bệnh không khám dành tiền cho con đi học để cuộc đời nó khác với cuộc đời của mình.

1311 – DỰ ÁN WATER OF LOVE

DỰ ÁN NƯỚC SẠCH WATER OF LOVE

7/10/2013-11/10/2013

Tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

 Dự án nước sạch Water of Love là dự án kết hợp giữa EVG và nhân viên công ty Arup (Singapore), được thực hiện tại xã An Hiệp, xã nghèo nhất thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.  Do vị trí điạ lý, nguồn nước ở khu vực xã An Hiệp bị nhiễm phèn nhiễm mặn, khiến cho công việc đồng áng cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân gặp rất nhiều khó khăn, Ngay cả nhà máy nước địa phương cũng chỉ cung cấp được 1/3 nhu cầu nước dùng của người dân và nước này cũng không đủ sạch cho việc nấu nướng . Do đó, nguồn nước sạch duy nhất ở nơi đây chính là nước mưa. Có thể nói những bể chứa nước mưa to chính là vị cứu tinh của người dân nơi đây vào mùa khô

Hiểu được tầm quan trọng của các bể chứa nước mưa với người dân xã An Hiệp, trưa ngày 7/10, chúng tôi, 8 tình nguyện viên (TNV) Singapore với các quốc tịch khác nhau và 3 TNV ECO Vietnam Group đã tụ họp lại tại mảnh đất An Hiệp, xã nghèo nhất của huyện thuộc tỉnh Bến Tre với một mong muốn chung, đó là góp ít sức của mình xây dựng lên những bể chứa nước mưa cho các hộ nghèo trong xã.  Bên cạnh đó,chúng tôi cũng muốn mang lại những giờ học Tiếng Anh vui vẻ cho các em thuộc trường tiểu học An Hiệp và mang tặng những phần quà thiết thực cho các hộ nghèo. 12 bể chứa nước hoàn chỉnh, 6 lớp học tiếng Anh bổ ích trong 3 ngày, đến thăm hỏi, tặng quà 3 hộ nghèo chính là nhiệm vụ chúng tôi phải hoàn thành trong chuyến đi lần này xuống dưới An Hiệp.

Sau ngày đầu tiên gặp mặt uỷ ban xã và nghỉ ngơi , sang ngày thứ hai, chúng tôi đã bắt tay ngay vào công việc. 11 TNV chúng tôi chia làm 3 đội, 2 đội đi xây, 1 đội ở lại trường tiểu học lo việc dạy học cũng như nấu ăn cho cả nhóm và công việc sẽ được hoán chuyển giữa các nhóm vào những ngày sau. Người thì hào hứng xem những hình ảnh con thú, tư liệu giảng dạy cho lớp tiếng Anh, người thì cầm xẻng, cầm nón, tất cả đều sẵn sàng cho những thử thách trong 3 ngày sắp tới.

Thế nhưng, công việc đã không dễ dàng như chúng tôi tưởng tượng, nhất là việc xây dựng bể chứa nước. Chỉ sau 15’ cuốc đá, cát vào thùng, rồi trộn xi măng, rồi bê vác, chúng tôi, những người chỉ quen làm việc với cái máy tính, giấy tờ, đã ướt đẫm mồ hôi, thở dốc. Để động viên nhau, chúng tôi nói đùa với nhau rằng “ We have very meaningful free gym 😀 ” ( tạm dịch: Chúng ta đang được tập thể dục vừa miễn phí vừa có ích” ).  Đến buổi chiều và những ngày sau đó, chúng tôi đã quen dần với công việc và biết cách kết hợp với nhau để thực hiện công việc hiệu quả hơn.

Công việc cũng dường như bớt mệt hơn khi chúng tôi được chính những gia đình chúng tôi đang xây bể nước cho mang cho chúng tôi những cốc nước, nước dừa, rau câu dừa, mứt dừa tự tay làm. Các ông, các bà , các dì, các chú luôn miệng cảm ơn chúng tôi vì đã xây cho họ bể nước. Có dì bảo “Không có gì để cho lại mấy con hết” , nhưng với chúng tôi, sự vui mừng của các hộ gia đình khi có bề nước cũng như  lợi ích mà một bể nước được xây chắc chắn sẽ mang lại cho họ chính là món quà lớn nhất mà chúng tôi đã và mong sẽ nhận lại được.

Với những người ít động đến công việc tay chân nay phải một ngày 4 tiếng làm bạn với cuốc xẻng, đất đá, mệt mỏi, đau nhức vẫn là điều không tránh khỏi, nhưng không ai than vãn một lời. Điều tất cả chúng tôi quan tâm là “ Liệu chiều nay trời có mưa không?”, “ Trưa trời mưa to thế này rồi tí nữa có tạnh để cho chúng ta làm việc không?”, “ Chúng ta có nên dậy sớm, làm sớm để hoàn thành 4 cái bể trước khi trời mưa không?”. Và thật may mắn, dường như ông trời hiểu được điều chúng tôi lo lắng. Dù 3 ngày làm việc đã đến 2 hôm mưa to nhưng trời luôn quang tạnh, nắng đẹp mỗi khi chúng tôi bắt đầu làm việc. 2 bể chứa nước 1 buổi, 12 bể chứa nước trong 3 ngày, tất cả đều đã đươc hoàn thành như đúng dự kiến.

Công việc dạy học, tưởng chừng như dễ dàng hơn, vui hơn nhưng cũng có những “cái khổ” riêng.  “Cái khổ” ở đây là các em quá năng động, quá thích chơi đùa với các anh chị từ nơi khác đến thăm  ^^. Trong giờ học, các em nhao nhao giơ tay đòi trả lời, làm chúng tôi phải nhức óc nghĩ xem nên chọn em nào để cho em nào cũng được nói, được quà. Bên cạnh đó, cũng có một số em nhút nhát, im lặng trong lớp.  Chúng tôi cũng phải để ý, khuyến khích, thậm chí đẩy các em lên trước lớp để nói. Thật vui là các em cũng rất ngoan, nghe lời chúng tôi, vất bỏ sự nhút nhát của mình để tích cực tham gia vào lớp học. Như cô Phước, hiệu trưởng trường, đã nói “Những dịp như thế này là cơ hội tốt cho các em vì cô để ý những em nào đã được tiếp xúc với các anh chị nước ngoài thì sau này sẽ rất dạn dĩ trong việc học và cuộc sống”. Chung một suy nghĩ với cô, chúng tôi cũng mong qua những giờ học Anh văn tuy ngắn ngủi nhưng cũng phần nào giúp các em trở nên tự tin hơn và tìm thấy niềm vui qua việc học.

Nhưng điều làm tất cả chúng tôi vui nhất trong suốt 4 ngày ở trường tiểu học An Hiệp 1 không phải là trình độ tiếng Anh của các em mà chính là sự ngây thơ, vui tươi, ngoan ngoãn của các em. Dù không nói chung một ngôn ngữ nhưng các em chào mừng chúng tôi như những người thân trong gia đình. Cứ đến giờ ra chơi là các em lại ùa đến chỗ chúng tôi đang ngồi nghỉ. Các em kéo ghế ngồi quanh chúng tôi, nhìn chúng tôi với ánh mắt thích thú, rồi các em tập trung suy nghĩ , hỏi chúng tôi tên, tuổi… dù chỉ bằng những từ tiếng Anh phát âm chưa được chỉn chu, câu có chữ được chữ không. Các em bằng mọi cách kéo các cô chú người nước ngoài ra sân chơi, không rủ được thì lại chạy đi kiếm TNV người Việt để dịch cho các cô chú ấy rằng “ Cô ơi, cô kêu mấy cô chú nước ngoài ra chơi với bọn con”. Rồi đôi khi các em lại mang cho chúng tôi những điều vô cùng bất ngờ. Có em chạy ra tặng cho Christelle (1 TNV Sing) một cây kẹo mút, một lát sau lại tặng cho Christelle và Ciying ( 1 TNV Sing) 2 bức tranh. Có em cho chúng tôi 3 viên kẹo C. Có em cuối giờ học, rút từ hòm bàn một chum hoa giấy em tự làm, chạy lên tặng Ciying. Những món quà tuy nhỏ, nhưng tôi tin lại như là gia tài đối với các em nhỏ ở vùng quê sâu xa, vậy mà các em tặng cho chúng tôi không ngần ngại.

Các em còn rất ngoan, nói năng rất lễ phép. Dù chúng tôi chỉ là những TNV, đứng lớp trong đúng 1 tiếng đồng hồ nhưng các em vẫn khoanh tay “ Dạ, thưa cô, thưa thầy”, và đồng loạt đứng nghiêm chào và cám ơn chúng tôi trước và sau buổi học “ Hello, teacher”, “ Thank you, teacher”. Chỉ trong một giây lát ngắn ngủi ấy mà các em khiến chúng tôi cảm thấy công việc mình làm thật vô cùng có ý nghĩa.  Bên cạnh đó, các em khiến cho chúng tôi suy nghĩ phải làm sao để đảm bảo được việc học cho các em vì những đứa bé với nhân cách tốt thế này, nếu được học hành đến nơi đến chốn sẽ làm thay đổi An Hiệp, sẽ làm An Hiệp bừng sáng hơn mai này!

Ngày cuối cùng của chuyến đi, chúng tôi đi tới thăm và trao gạo và một ít bánh, muối, đường cho 3 hộ nghèo của xã. Những căn nhà nằm ở trong những ngóc ngách xa xôi, và cuộc đời của những con người sống trong 3 căn nhà đó cũng nhiều nỗi niềm, trắc trở như chính đường đi tới căn nhà của họ vậy. Cả 3 đều là những cụ ông, cụ bà đã qua tuổi 80, cái tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi, chăm sóc thì đây họ vẫn còn nhiều lo lắng cho chính số phận của họ, và của cả con cháu. Chỉ đúng lúc này, tôi ước chúng tôi có nhiều thời gian hơn, các TNV Singapore có thể nói và hiểu được tiếng Việt để chúng tôi có thể lắng nghe họ nói thật nhiều và nhiều như là một cách chia sẻ với những nỗi niềm, lo âu về cái nghèo cái khổ mà họ không có nhiều dịp để tâm sự với ai. Bước ra khỏi nhà, tâm trạng chúng tôi thật nặng trĩu, nhưng lâu lâu lại thấy vui khi biết được sắp tới họ lại tiếp tục nhận được sự trợ giúp từ xã để cuộc sống bớt khăn hơn.

Sau gần 5 ngày ở tại An Hiệp, chúng tôi lên xe về lại TP. Hồ Chí Minh.  Không ai nói với ai nhưng tôi tin chúng tôi đã được nhiều trải nghiệm và học được nhiều bài học từ chính mảnh đất An Hiệp và con người nơi đây. Chúng tôi đã phải vượt qua những giới hạn của bản thân, thử thách mình với những thứ chưa bao giờ làm để mang tới những điều tốt đẹp hơn cho người khác. Chúng tôi đã nhận ra rằng cái thứ tình cảm chân phương giữa người với người là thứ đẹp dẽ nhất, có thể xoá nhoà khoảng cách giàu nghèo, ngôn ngữ.  Có thể sau này, không ai nhớ tới số tiền phải bỏ ra để xây bể nước, để mua những bộ dụng cụ học tập nhưng cái tấm lòng mà tất cả chúng tôi, những TNV và người dân An Hiệp, trao cho nhau sẽ còn được nhớ đến mãi.